Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Hồ Huy Cường
Cá nhân tham gia:
- ThS. Trương Công Trường - ThS. Phạm Vũ Bảo
- ThS. Đỗ Thị Ngọc - ThS. Nguyễn Thị Dung
- ThS. Mạc Khánh Trang
Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng cơ cấu cây trồng trên các vùng hạn hán của tỉnh kon Tum; Xác định được 2 - 3 đối tượng cây trồng hàng năm có khả năng chịu hạn và thích hợp với điều kiện đất đai của tỉnh Kon Tum; Xác định được 3 - 4 cơ cấu cây trồng hàng năm phù hợp với điều kiện hạn hán và vùng có nguy cơ thiếu nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Đề xuất phương án bổ sung đối tượng cây trồng, cơ cấu trồng và cơ cấu mùa vụ thích ứng với điều kiện hạn hán ở các tiểu vùng sinh thái hạn hán đặc trưng
Kết quả thực hiện: Đề tài đã tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng về đối tượng và cơ cấu cây trồng hàng năm ở các tiểu vùng sinh thái hạn hán và nguy cơ thiếu nước trên địa bàn tỉnh; bố trí các thí nghiệm, mô hình để xác định các đối tượng (giống) và cơ cấu cây trồng trên các tiểu vùng sinh thái của tỉnh (các huyện: Sa thầy, Kon Rẫy, Đăk Hà và thành phố Kon Tum). Kết quả nghiên cứu đề tài đã xác định các đối tượng cây trồng (ngô nếp, đậu đen, đậu xanh) và các cơ cấu (ngô nếp hè thu - ngô nếp thu đông); đậu xanh (HT) - ngô nếp (TĐ) phù hợp với đất đồi vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước ở các huyện phía Tây Trường Sơn của tỉnh; các cơ cấu Ngô nếp (HT)-Đậu đen (TĐ); ngô nếp (hè)-Lúa (HT); Ngô nếp (ĐX)-Lúa (HT), Đậu đen (ĐX)-Lúa (HT) phù hợp với đất lúa 1 vụ/năm và 2 lúa/năm; xác định giống sắn SM937-26 có khả năng phù hợp để chuyển đổi cơ cấu giống sắn tại các tiểu vùng sinh thái của tỉnh. Kết quả đề tài có tính khả thi để chuyển giao ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ trong điều kiện hạn hán, thiếu nước trên các tiểu vùng sinh thái của tỉnh.