Triển vọng cây dược liệu ở Sa Thầy
23-3-2019
Triển vọng cây dược liệu ở Sa Thầy
Triển vọng cây dược liệu ở Sa Thầy
<p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Với những lợi thế về điều kiện tự nhi&ecirc;n, những năm qua, huyện Sa Thầy t&iacute;ch cực vận động, hỗ trợ người d&acirc;n triển khai c&aacute;c m&ocirc; h&igrave;nh trồng c&acirc;y dược liệu; đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh thu h&uacute;t đầu tư v&agrave;o lĩnh vực n&agrave;y. Tuy m&ocirc; h&igrave;nh n&agrave;y c&ograve;n kh&aacute; mới mẻ, nhưng thực tế cho thấy đ&acirc;y l&agrave; hướng đi hợp l&yacute;, g&oacute;p phần gi&uacute;p người d&acirc;n tăng thu nhập, th&uacute;c đẩy kinh tế n&ocirc;ng nghiệp của huyện ph&aacute;t triển.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Lợi &iacute;ch k&eacute;p từ trồng sa nh&acirc;n t&iacute;m</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Năm 2017, 2018 từ nguồn ng&acirc;n s&aacute;ch của huyện, Sa Thầy hỗ trợ người d&acirc;n tr&ecirc;n địa b&agrave;n triển khai th&iacute; điểm m&ocirc; h&igrave;nh trồng sa nh&acirc;n t&iacute;m dưới t&aacute;n rừng. Đến nay, to&agrave;n huyện c&oacute; 35ha sa nh&acirc;n t&iacute;m với 20 hộ đồng b&agrave;o d&acirc;n tộc thiểu số l&agrave;ng Ba Đgốc (x&atilde; Sa Sơn) tham gia trồng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">B&agrave; Tống Thị Nghĩa &ndash; Trưởng Ph&ograve;ng NN&amp;PTNT huyện Sa Thầy cho biết: Với người d&acirc;n l&agrave;ng Ba Đgốc, c&acirc;y sa nh&acirc;n ph&acirc;n bố dưới t&aacute;n rừng kh&ocirc;ng xa lạ. Đ&acirc;y l&agrave; một c&acirc;y thuốc qu&yacute;, chuy&ecirc;n trị c&aacute;c bệnh về đường ruột, l&agrave;m gia vị, chiết xuất tinh dầu l&agrave;m hương liệu mỹ phẩm... Trước đ&acirc;y, người d&acirc;n thường l&ecirc;n rừng t&igrave;m kiếm, thu h&aacute;i quả sa nh&acirc;n để b&aacute;n cho thương l&aacute;i với gi&aacute; rất cao. Dần dần do khai th&aacute;c "v&ocirc; tội vạ&rdquo; của con người n&ecirc;n sa nh&acirc;n trong rừng ng&agrave;y c&agrave;ng hiếm. Nhằm bảo tồn lo&agrave;i c&acirc;y sa nh&acirc;n đồng thời khai th&aacute;c lợi thế của địa phương, gi&uacute;p người d&acirc;n sống ở gần khu vực gần rừng c&oacute; th&ecirc;m nguồn thu, huyện Sa Thầy triển khai dự &aacute;n trồng sa nh&acirc;n t&iacute;m dưới t&aacute;n rừng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">"Ban đầu c&aacute;c hộ d&acirc;n đều tỏ ra kh&aacute; mơ hồ với m&ocirc; h&igrave;nh n&agrave;y v&igrave;&nbsp;l&acirc;u nay họ chỉ quen với c&acirc;y sa nh&acirc;n mọc tự nhi&ecirc;n trong rừng, song nhờ được tận mắt tham quan, học hỏi v&ugrave;ng trồng sa nh&acirc;n t&iacute;m dưới t&aacute;n rừng tại huyện KBang (tỉnh Gia Lai), lại được huyện động vi&ecirc;n t&iacute;ch cực, hỗ trợ 50% giống (tương đương 1.200 c&acirc;y giống/ha), hỗ trợ ph&acirc;n b&oacute;n (80kg NPK/ha), c&aacute;n bộ n&ocirc;ng nghiệp xuống &ldquo;cầm tay chỉ việc&rdquo; n&ecirc;n c&aacute;c hộ d&acirc;n đ&atilde; mạnh dạn thử sức&hellip;" - b&agrave; Tống Thị Nghĩa cho ch&uacute;ng t&ocirc;i biết th&ecirc;m.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Sau hơn 2 năm triển khai, nh&igrave;n chung m&ocirc; h&igrave;nh trồng sa nh&acirc;n t&iacute;m dưới t&aacute;n rừng của huyện Sa Thầy c&oacute; những th&agrave;nh c&ocirc;ng bước đầu, c&acirc;y sinh trưởng v&agrave; ph&aacute;t triển tốt với tỷ lệ sống đạt tr&ecirc;n 90%. Diện t&iacute;ch sa nh&acirc;n lứa&nbsp;đầu ti&ecirc;n chuẩn bị cho quả b&oacute;i, từ sang năm sẽ cho thu hoạch ổn định.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Hiện sa nh&acirc;n t&iacute;m được thu mua với gi&aacute; khoảng 100.000 đồng/kg quả tươi v&agrave; khoảng 400.000 đồng/kg quả kh&ocirc;, như vậy, mỗi ha rừng trồng sa nh&acirc;n người d&acirc;n c&oacute; thể thu về 15 - 20 triệu đồng.</span></p> <p style="text-align: center;"><img class="rao" src="/uploads/23032019_1.jpg" alt="" width="460" height="271" /></p> <p style="text-align: center;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;"><em>Người d&acirc;n l&agrave;ng Ba ĐGốc chăm s&oacute;c c&acirc;y sa nh&acirc;n</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><br /><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Chưa hết, c&acirc;y sa nh&acirc;n t&iacute;m c&ograve;n c&oacute; đặc điểm l&agrave; ph&aacute;t triển nhanh, khoảng 2-3 năm th&igrave; lấp k&iacute;n mặt đất, lấn &aacute;t tất cả c&aacute;c c&acirc;y dại kh&aacute;c n&ecirc;n việc trồng sa nh&acirc;n sẽ g&oacute;p phần tạo ra thảm thực vật ở dưới t&aacute;n rừng, hạn chế t&igrave;nh trạng x&oacute;i m&ograve;n đất nhờ hệ rễ c&acirc;y ph&aacute;t triển rất mạnh, ăn s&acirc;u v&agrave;o đất.&nbsp;</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Theo b&agrave; Tống Thị Nghĩa th&igrave; sa nh&acirc;n l&agrave; c&acirc;y trồng mang lại lợi &iacute;ch k&eacute;p, ph&aacute;t triển loại c&acirc;y n&agrave;y l&agrave; hướng đi hợp l&yacute;. Bởi sa nh&acirc;n t&iacute;m dưới t&aacute;n rừng kh&ocirc;ng những cải thiện được m&ocirc;i trường tự nhi&ecirc;n của đất m&agrave; c&ograve;n gi&uacute;p người d&acirc;n tăng thu nhập, cải thiện đời sống để người d&acirc;n c&oacute; thể y&ecirc;n t&acirc;m sống nhờ v&agrave;o rừng, t&iacute;ch cực bảo vệ rừng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Thu h&uacute;t đầu tư v&agrave;o dược liệu</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">C&ugrave;ng với m&ocirc; h&igrave;nh trồng sa nh&acirc;n t&iacute;m dưới t&aacute;n rừng, thời gian qua, huyện Sa Thầy c&ograve;n khuyến kh&iacute;ch v&agrave; hỗ trợ người d&acirc;n c&aacute;c x&atilde; Hơ Moong, Sa B&igrave;nh triển khai m&ocirc; h&igrave;nh trồng xen canh c&acirc;y đinh lăng trong vườn c&agrave; ph&ecirc; v&agrave; bơ. Đến nay, to&agrave;n huyện c&oacute; 25ha c&acirc;y c&agrave; ph&ecirc; v&agrave; bơ trồng xen đinh lăng. Ngo&agrave;i ra, một số hộ d&acirc;n tr&ecirc;n địa b&agrave;n huyện cũng đ&atilde; tự ph&aacute;t triển được khoảng 10ha c&acirc;y nghệ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Ph&aacute;t triển dược liệu l&agrave; hướng đi đầy triển vọng nhằm khai th&aacute;c tốt lợi thế về điều kiện tự nhi&ecirc;n, thổ nhưỡng của huyện v&agrave; ph&ugrave; hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay. Tuy nhi&ecirc;n, để c&acirc;y dược liệu c&oacute; thể ph&aacute;t triển một c&aacute;ch bền vững v&agrave; thực sự g&oacute;p phần mở hướng ph&aacute;t triển kinh tế, gi&uacute;p n&acirc;ng cao đời sống người d&acirc;n, c&ugrave;ng với việc động vi&ecirc;n, hỗ trợ người d&acirc;n, huyện Sa Thầy đặc biệt ch&uacute; trọng đến việc đẩy mạnh x&uacute;c tiến đầu tư; k&ecirc;u gọi c&aacute;c doanh nghiệp đầu tư&nbsp;nh&agrave; m&aacute;y sơ chế, chế biến dược liệu v&agrave; h&igrave;nh th&agrave;nh c&aacute;c cơ sở thu mua, bảo quản dược liệu tại c&aacute;c địa b&agrave;n c&oacute; v&ugrave;ng trồng dược liệu tập trung. Chỉ khi đầu ra ổn định th&igrave; người d&acirc;n mới tin tưởng v&agrave; ch&uacute; trọng đầu tư, gắn b&oacute; với c&acirc;y dược liệu.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Hiện tại, huyện Sa Thầy đ&atilde; k&ecirc;u gọi được C&ocirc;ng ty TNHH Th&aacute;i An (B&igrave;nh Định) triển khai m&ocirc; h&igrave;nh li&ecirc;n kết trồng v&agrave; bao ti&ecirc;u to&agrave;n bộ sản phẩm c&acirc;y đinh lăng tại x&atilde; Hơ Moong với diện t&iacute;ch 5ha. Đồng thời, đơn vị n&agrave;y hỗ trợ thu mua sản phẩm đinh lăng của người d&acirc;n tr&ecirc;n địa b&agrave;n x&atilde; Hơ Moong. Li&ecirc;n hiệp HTX N&ocirc;ng C&ocirc;ng nghiệp Xanh Kon Tum cũng đ&atilde; đồng &yacute; đầu tư v&agrave; đang tiến h&agrave;nh khảo s&aacute;t x&acirc;y dựng nh&agrave; m&aacute;y chế biến dược liệu, vườn ươm cung cấp c&acirc;y giống dược liệu cho nh&acirc;n d&acirc;n tr&ecirc;n địa b&agrave;n x&atilde; Sa B&igrave;nh.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Huyện Sa Thầy vẫn đang tiếp tục k&ecirc;u gọi c&aacute;c nh&agrave; đầu tư&nbsp;x&acirc;y dựng c&aacute;c chuỗi li&ecirc;n kết từ kh&acirc;u trồng, thu hoạch, chế biến v&agrave; ph&acirc;n phối dược liệu nhằm ti&ecirc;u thụ hết sản lượng nguy&ecirc;n liệu dược liệu tr&ecirc;n địa b&agrave;n huyện. Đối với người d&acirc;n tr&ecirc;n địa b&agrave;n, huyện khuyến kh&iacute;ch, vận động h&igrave;nh th&agrave;nh c&aacute;c tổ hợp t&aacute;c, nh&oacute;m hộ để li&ecirc;n kết trồng, ti&ecirc;u thụ dược liệu.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;">Với c&aacute;c m&ocirc; h&igrave;nh hiện tại v&agrave; định hướng ph&aacute;t triển c&acirc;y dược liệu, huyện Sa Thầy cho thấy lối đi ph&ugrave; hợp, hiệu quả. Trồng c&acirc;y dược liệu sẽ g&oacute;p phần n&acirc;ng cao hệ số sử dụng đất, mở ra hướng giảm ngh&egrave;o v&agrave; ph&aacute;t triển kinh tế cho người d&acirc;n, nhất l&agrave; đồng b&agrave;o DTTS tr&ecirc;n địa b&agrave;n huyện.&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;</span></p> <p style="text-align: right;"><span style="font-family: arial, helvetica, sans-serif;"><em>Nguồn: B&aacute;o Kon Tum&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;</em> &nbsp;&nbsp;</span></p>
  
Số lượt xem:2170