<p style="text-align: justify;"><span>Ba nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam được lựa chọn năm nay có nhiều nghiên cứu khoa học nổi bật và tiềm năng ứng dụng thực tiễn cao.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cổng dịch vụ công quốc gia được khai trương chiều 9/12, cung cấp 5 dịch vụ công trực tuyến tại 63 địa phương. Bao gồm: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp). Với Hà Nội có thêm Đăng ký khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân. TP.HCM có thêm Đăng ký hộ kinh doanh và Đăng ký thuế.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2019/12/1576406099-img_3611.jpg" alt="" width="500" height="373" /></p>
<p style="text-align: center;"><strong><em>Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trải nghiệm Cổng DVCQG.</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đầu năm 2020, Chính phủ sẽ tích hợp thêm 15 dịch vụ công thuộc các lĩnh vực thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế, lao động, khai sinh, giao dịch bảo đảm và thu phạt vi phạm giao thông đường bộ.</p>
<p style="text-align: justify;">Chỉ cần truy cập một địa chỉ duy nhất (dichvucong.gov.vn), bằng một tài khoản duy nhất, người dân, doanh nghiệp có thể đăng nhập được đến tất cả các Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Dự kiến, cổng sẽ tiết kiệm 4.222 tỷ đồng mỗi năm. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Ba nhà khoa học nữ tiêu biểu 2019 được tài trợ 150 triệu đồng</strong> </p>
<p style="text-align: justify;">Giải thưởng L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học đã trao học bổng cho ba Nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2019, gồm: PGS. TS Hồ Thị Thanh Vân, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Đại học Tài nguyên và Môi trường, TP.HCM; TS Trần Thị Hồng Hạnh, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; TS Phạm Thị Thu Hà, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu di truyền và giống, Đại học Tôn Đức Thắng, TP.HCM.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2019/12/1576406181-1576144610-y.jpg" alt="" width="500" height="340" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Thị Ngọc Thịnh (thứ hai từ trái qua) và Ban tổ chức trao giải cho ba nhà khoa học nữ.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Mười năm qua, chương trình đã vinh danh 32 nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam vì những nghiên cứu được đánh giá là có ý nghĩa khoa học quan trọng, góp phần cải thiện và thay đổi cuộc sống và giúp họ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê trong khoa học.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. VinAI lần đầu công bố nghiên cứu tại hội nghị AI quốc tế</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hai nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research (VinAI) công bố tại NeurIPS - hội nghị thượng đỉnh AI lớn và có uy tín nhất trong năm, tổ chức tại Canada.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2019/12/1576406235-1576209947-vinai-cong-bo-2-nghien-cuu-khoa-hoc-tai-hoi-nghi-quoc-te-neurips.jpg" alt="" width="500" height="333" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>TS Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trí Tuệ VinAI Research, chia sẻ tại NeurIPS 2019</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là những kết quả ban đầu của dự án nghiên cứu về tối ưu hoá quyết định và lựa chọn hành động cho hệ thống AI. Những nghiên cứu này có thể ứng dụng trong robot thông minh, hệ thống đưa ra gợi ý, đề xuất, tiếp thị kỹ thuật số, mua hàng trực tuyến, quảng cáo web, điều chỉnh siêu tham số của các thuật toán học máy.</p>
<p style="text-align: justify;">Đây là lần đầu tiên Việt Nam có công bố tại hội thảo về AI và máy học. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng là nước thứ hai sau Singapore có nghiên cứu được công bố tại NeurIPS.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp eSIM trên Apple Watch</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Viettel vừa ra mắt dịch vụ eSIM trên đồng hồ thông minh Apple Watch, cho phép thiết bị có thể kết nối mạng di động tại Việt Nam. Theo đó, người dùng có thể nhận được các cuộc gọi, sử dụng bản đồ để tìm kiếm đường đi, stream nhạc trực tuyến… ngay trên đồng hồ thông minh Apple Watch mà không cần qua Bluetooth trên iPhone như trước.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2019/12/1576406366-the-top-5-apple-watch-apps-at-work-1024x538.jpg" alt="" width="500" height="333" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Phí kích hoạt eSIM của Viettel trên Apple Watch là 150.000 đồng, phí duy trì 25.000 đồng/tháng</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hiện tại, người dùng tại 3 nhà mạng lớn ở Việt Nam gồm Viettel, Vinaphone và Mobifone đều có thể sử dụng eSIM cho điện thoại. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có Viettel hỗ trợ công nghệ này cho Apple Watch.</p>
<p style="text-align: justify;">eSIM là giải pháp thay thế cho thẻ SIM truyền thống. Được tích hợp sẵn vào điện thoại hoặc đồng hồ thông minh, người dùng chỉ cần kích hoạt eSIM bằng thao tác đơn giản ngay trên thiết bị.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5. Đo khối lượng của Dải Ngân Hà</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dựa vào lực hấp dẫn và sự di chuyển của vật thể, các nhà khoa học đã tính toán khối lượng dải Ngân Hà gấp 890 tỷ lần Mặt Trời.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2019/12/1576406518-black-hole-21_custom-0da5159f86ecf15be2d43fd936c06536370f8d92-s800-c85.jpg" alt="" width="500" height="456" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Dải Ngân Hà có khối lượng gấp 890 tỷ lần Mặt Trời</em></p>
<p style="text-align: justify;">Việc tính toán khối lượng dải Ngân Hà gặp nhiều thách thức vì đây là nơi sinh sống của con người. Dải Ngân Hà không chỉ chứa sao, khí và những vật thể nhìn thấy được mà còn chứa vật chất tối. Dù không thể quan sát trực tiếp, vật chất tối lại chiếm phần lớn khối lượng của dải Ngân Hà. Điều này cũng giống với phần lớn các thiên hà khác. Dựa vào cách di chuyển của khí, sao và vật chất ở các khu vực khác nhau thuộc dải Ngân Hà, nhóm chuyên gia có thể tính toán khối lượng thực của thiên hà này. Trong trường hợp này, khối lượng của vật chất tối tương đương 830 tỷ lần Mặt Trời, nghĩa là khoảng 93% khối lượng dải Ngân Hà. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Ánh sáng nhân tạo phân huỷ nhựa</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các nhà khoa học từ đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) cho biết đã tìm ra giải pháp sử dụng ánh sáng nhân tạo để biến nhựa thành chất hữu ích.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2019/12/1576228765-hc.jpg" alt="" width="500" height="334" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Nhóm nhà khoa học từ đại học Công nghệ Nanyang dùng ánh sáng nhân tạo để phân hủy nhựa</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cụ thể, nhóm nghiên cứu trộn nhựa với hóa chất để tạo thành dung dịch. Dưới tác động của ánh sáng nhân tạo, dung dịch nhựa bị phá vỡ tạo thành axit formic, một chất xúc tác không gây hại cho môi trường có thể dùng trong các nhà máy năng lượng để sản xuất điện. Trong thí nghiệm, nhựa bị phân hủy chỉ trong 6 ngày. Nhóm nghiên cứu hy vọng trong tương lai có thể ứng dụng phương pháp này để xử lý rác thải nhựa bằng ánh sáng mặt trời.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>7. Tìm thấy tác phẩm lâu đời nhất thế giới</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dựa trên kết qủa tạp chí Nature vừa đây, nhóm nhà khoa học quốc tế công bố kết quả nghiên cứu bức vẽ cổ xưa dài khoảng 2,4 m trên vách hang Leang Bulu' Sipong 4, đảo Sulawesi, Indonesia.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img class="rao"src="/uploads/2019/12/1576406705-images28326921tp-1576227687311-1576227689091753189537.jpg" alt="" width="500" height="281" /></em></p>
<p style="text-align: center;"><em><span>Bức tranh miêu tả chuyến đi săn của những sinh vật giống người nhưng mang đầu động vật. </span></em></p>
<p style="text-align: justify;">Đây được đánh giá là bức tranh vẽ trên đá cổ xưa nhất của con người. Bức tranh miêu tả chuyến đi săn của những sinh vật giống người nhưng mang đầu động vật. Họ cầm giáo có vẻ đang tấn công lợn và trâu hoang. Theo Aubert và các cộng sự, hình vẽ trên vách hang Leang Bulu' Sipong 4 không chỉ thể hiện nghệ thuật và mang tính tượng trưng mà còn cho thấy niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên. </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>8. </strong><strong>Neuron nhân tạo đầu tiên thế giới </strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các nhà khoa học từ Đại học Bath và Đại học Bristol ở Anh vừa phát triển một loại chip silicon đầu tiên hoạt động giống như một tế bào não.</p>
<p style="text-align: justify;">Theo các nhà nghiên cứu, kiến thức thu được từ nghiên cứu này có khả năng có thể được sử dụng như cấy ghép điện tử sinh học để thay thế các mạch thần kinh bị hư hỏng liên quan đến một loạt các tình trạng thần kinh khác nhau.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>9. Thuỷ phi cơ đầu tiên vận hành bằng điện</strong><strong> </strong></p>
<p style="text-align: center;"><em><img class="rao"src="/uploads/2019/12/1576406760-000_1my8nw_pcee.jpg" alt="" width="500" height="337" /></em></p>
<p style="text-align: center;"><em>Bức tranh miêu tả chuyến đi săn của những sinh vật giống người nhưng mang đầu động vật. </em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong> </strong></p>
<div style="text-align: justify;">
<p>DHC-2 Beaver là chiếc thủy phi cơ thương mại chạy bằng điện đầu tiên trên thế giới. Phương tiện sử dụng động cơ điện 750 mã lực tiên tiến do hãng MagniX có trụ sở ở Seattle phát triển. Nó có 6 chỗ ngồi. Chuyến bay thử nghiệm của DHC-2 Beaver được xem là một ví dụ cho giải pháp khí hậu của Canada, góp phần hiện thực hóa mục tiêu không phát thải khí nhà kính vào năm 2050.</p>
<p><strong>10. Cóc hề đêm sao tái xuất hiện</strong></p>
<p>Trong vài thập kỷ qua, loài cóc này được đánh giá là cực kỳ nguy cấp và không hề xuất hiện suốt 30 năm cho đến gần đây.</p>
<p style="text-align: center;"><em><img class="rao"src="/uploads/2019/12/1576406802-coc-he-dem-sao.jpg" alt="" width="500" height="300" /></em></p>
<p style="text-align: center;"><em><span>Loài cóc ngỡ tuyệt chủng 30 năm tái xuất hiện</span></em></p>
<p><span>Nhóm nhà khảo cổ phát hiện khoảng 30 con cóc hề màu đen trắng nghỉ ngơi trên các tảng đá ở Colombia, tựa một bầu trời đêm. Cóc hề đêm sao (Atelopus aryescue) có kích thước chưa đến 5 cm và màu da đen tuyền với những chấm trắng, chỉ có thể tìm thấy ở một địa điểm duy nhất là dãy Sierra Nevada de Santa Marta ở Colombia, một trong những dãy núi ven biển cao và xa xôi nhất trên Trái Đất. </span></p>
</div>
<p style="text-align: left;"><span>Link liên kết nguồn: <a href="http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khcn-tuan-qua-vinh-danh-nha-khoa-hoc-nu-xuat-sac-te-bao-nao-bang-chip-silicon-c7a748709.html">http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khcn-tuan-qua-vinh-danh-nha-khoa-hoc-nu-xuat-sac-te-bao-nao-bang-chip-silicon-c7a748709.html</a></span></p>
<p style="text-align: right;"><span>Theo Khampha.vn</span></p> |