<p style="text-align: justify;"><strong><em>Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 09 tháng 01 năm 2019 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện các lĩnh vực đột phá trong năm 2019 (thuộc lĩnh vực Nông nghiệp), Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện 03 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế -xã hội năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, đến nay đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:</em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ: </strong>Sở KH&CN đãtổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum để các tổ chức, cá nhân trong tỉnh biết, thực hiện. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu tượng (Logo) chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” và nhãn hiệu chứng nhận “Sâm Ngọc Linh Kon Tum” phục vụ cho việc cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ tỉnh Kon Tum.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Về Nhãn hiệu chứng nhận “Sâm Ngọc Linh Kon Tum”: </strong>Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện dự án “Đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận sâm Ngọc Linh Kon Tum” <em>(Dự án do Công ty TNHH Nghiên cứu, Ứng dụng và Quản lý khoa học công nghệ Trí tuệ Việt Nam thực hiện. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019). </em>Đến nay dự án đã hoàn thành các nội dung theo hợp đồng, hiện đang chờ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Logo chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” và Nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh Kon Tum để hoàn thiện hồ sơ nộp Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Sâm Ngọc Linh Kon Tum”.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Về xây dựng hệ thống quản lý cho các dược liệu khác:</strong> Đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục dự án Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các dược liệu tỉnh Kon Tum: (1) Đảng sâm Kon Tum; (2) Đương quy Kon Tum; (3) Ngũ vị tử Kon Tum; (4) Lan kim tuyến Kon Tum; (5) Nghệ vàng Kon Tum; (6) Đinh lăng Kon Tum; (7) Sa nhân tím Kon Tum; (8) Ý dĩ Kon Tum; (9) nấm dược liệu Kon Tum...</p>
<p style="text-align: justify;">Về xây dựng Chương trình phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum và các công cụ quản lý: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Chương trình phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum. Triển khai hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký mã số mã vạch cho các sản phẩm Sâm Ngọc Linh và dược liệu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm Công ty Vingin, Công ty Cổ phần Rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thái Hòa, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Dược liệu Kon Tum, Hợp tác xã Nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông, Công ty Cổ phần KORA Group.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Về áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp:</strong> Đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạchthực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Kon Tum với các nhiệm vụ chủ yếu là: Xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả truy xuất nguồn gốc; Thiết lập, xây dựng, vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá. </p>
<p style="text-align: justify;">Đặt hàng nghiên cứu sâu về sự thích nghi, tính chất, chất lượng, công dụng của Sâm Ngọc Linh Kon Tum làm cơ sở hoàn thiện quy trình nuôi trồng chăm sóc, thu hoạch, chế biến sản phẩm có giá trị kinh tế cao: tham mưu UBND tỉnh triển khai 02 nhiệm vụ: <em>(1) Khảo sát thành phần hóa học, xây dựng quy trình định lượng saponin trên thân, lá Sâm Ngọc Linh làm cơ sở khoa học cho các sản phẩm ứng dụng; (2) Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh trên cây Sâm Ngọc Linh, kết quả bước đầu đã triển khai một số biện pháp phòng trừ có hiệu quả sâu bệnh hại trên cây sâm Ngọc Linh.</em> Ngoài ra, trong năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt danh mục dự án xây dựng sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh trong đó có các nhiệm vụ nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ trồng, chăm sóc, chế biến Sâm Ngọc Linh được giao cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai, gồm có 03 hợp phần dự án có liên quan như: <em>(1) Hoàn thiện các giải pháp trong sản xuất cây giống từ hạt và trồng sâm Ngọc Linh ở quy mô công nghiệp; (2) Hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống Sâm Ngọc Linh trong vườn ươm thông minh phục vụ sản xuất tại tỉnh Kon Tum; (3) Hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế, bảo quản Sâm Ngọc Linh ở quy mô công nghiệp</em>. Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức triển khai các dự án trên để ứng dụng trong sản xuất.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xây dựng danh mục các chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ nghiên cứu, chọn tạo giống dược liệu mới phục vụ sản xuất dược liệu phổ biến trong khám chữa bệnh, có chất lượng, giá trị kinh tế cao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện: </strong>Sở KH&CN đã phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất, đặt hàng triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, khảo nghiệm và xây dựng mô hình nhân giống, trồng một số giống dược liệu mới trên địa bàn tỉnh, gồm 03 nhiệm vụ, với 5 giống mới: Giảo cổ lam, Độc hoạt, Xuyên khung, Mật nhân, Ba kích <em>(trong đó có 02 dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Viện Dược liệu triển khai thực hiện)</em>; 01 nhiệm vụ do Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ thực hiện<a title="" href="file:///C:/Users/Dell/Downloads/K%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20tri%E1%BB%83n%20khai%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20Ch%E1%BB%89%20th%E1%BB%8B%20s%E1%BB%91%2020.doc#_ftn1">[1]</a>. Ngoài ra, trong năm 2019, Sở KH&CN đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai 02 nhiệm vụ: <em>Ứng dụng Khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum; </em><em>Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu trên địa bàn tỉnh (</em><em>Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Ngũ vị tử, lan kim tuyến, Sa nhân tím, Đương quy, cốt toái bổ, Sâm cau; Cây Bảy lá một hoa; Cây Ba kích và cây Sơn Tra)</em><em>;</em> phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân các huyện, thành phố, doanh nghiệp đề xuất danh mục dược liệu mới, kết quả đã xác định 17 loài dược liệu mới<a title="" href="file:///C:/Users/Dell/Downloads/K%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20tri%E1%BB%83n%20khai%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20Ch%E1%BB%89%20th%E1%BB%8B%20s%E1%BB%91%2020.doc#_ftn2">[2]</a> <em>(ngoài 10 loài dược liệu đã được xác định trong Đề án đầu tư và phát triển dược liệu của tỉnh)</em> trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện, gồm:<em> Độc hoạt, Giảo cổ lam, Bách bệnh, Bảy lá một hoa, Diệp hạ châu, Sâm cau, Gấc, Vàng đắng, Nhân trần, Dây khỉ, Ba kích, Sơn tra, Cốt toái bổ, Thạch hộc tía, Hà thủ ô, Cẩu tích, Kê huyết đằng.</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Xây dựng chương trình tổng thể về hợp tác với các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, thử nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới công nghệ: </strong>tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ký kết chương trình hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực với Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ cơ khí - tự động hóa, khoa học xã hội và nhân văn, môi trường. Phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trong các lĩnh vực thủy sản, dược liệu<a title="" href="file:///C:/Users/Dell/Downloads/K%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20tri%E1%BB%83n%20khai%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20Ch%E1%BB%89%20th%E1%BB%8B%20s%E1%BB%91%2020.doc#_ftn3">[3]</a>. Ngoài ra, Sở KH&CN cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chương trình tổng thể về hợp tác với các Trường Đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới công nghệ.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="">Về hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp mua “sáng chế - bản quyền”, nhập khẩu công nghệ để ứng dụng phát triển sản xuất, nâng cao trình độ và mở rộng sản xuất: Sở Khoa học và Công nghệ đã gửi văn bản cho các tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khảo sát nhu cầu mua sáng chế bản quyền, nhập khẩu công nghệ của các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp để ứng dụng phát triển sản xuất, nâng cao trình độ và mở rộng sản xuất của đơn vị. Căn cứ đề xuất nhu cầu của các đơn vị, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tổng hợp và tổ chức tư vấn hỗ trợ theo quy định.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí công nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: </strong>Sở Khoa học và Công nghệ đã hướng dẫn cho các tổ chức, cơ sở đáp ứng các điều kiện thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Thông tư 27/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ làm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao để được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Điều 22, Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2018.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh Sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác về các chính sách hỗ trợ, cho vay của các quỹ, các Chương trình về khoa học công nghệ của Trung ương và của tỉnh: </strong>Đã tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh Sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác về chính sách hỗ trợ, cho vay của quỹ phát triển khoa học và công nghệ; các chương trình khoa học và công nghệ của Trung ương (như chương trình phát triển nông thôn - miền núi; chương trình nông thôn mới,..). Kết quả đến nay, Quỹ khoa học và Công nghệ đã cho vay 01 dự án về phát triển dược liệu <em>(dự án: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây hoa lan Kim tuyến tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) </em>với số tiền 500 triệu đồng, thời hạn vay 3 năm. Đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ 02 dự án thuộc chương trình Nông thôn miền núi, đến nay đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt 01 dự án, 01 dự án đã được Bộ KH&CN thống nhất chủ trương bổ sung thực hiện trong kế hoạch năm 2020<a title="" href="file:///C:/Users/Dell/Downloads/K%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20tri%E1%BB%83n%20khai%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20Ch%E1%BB%89%20th%E1%BB%8B%20s%E1%BB%91%2020.doc#_ftn4">[4]</a>.</p>
<p style="text-align: justify;">Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TU của Tỉnh ủy Kon Tum, trong thời gian tới, Sở KH&CN sẽ phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng “huyền thoại” Sâm Ngọc Linh để tuyên truyền, quảng bá công dụng Sâm Ngọc Linh đối với sức khỏe con người; Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai nhiệm vụ chọn tạo giống dược liệu mới. Tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân các huyện, thành phố, các Trường Đại học, Viện nghiên cứu đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ trong chọn tạo giống dược liệu; nghiên cứu sâu về tính chất, chất lượng sâm Ngọc Linh; Phối hợp thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia về Sâm Ngọc Linh để hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, trồng, thu hoạch và chế biến để triển khai ứng dụng trong sản xuất; phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục tham mưu đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu sâu về tính chất, chất lượng và chế biến các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh; Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức cá nhân trong việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiến tiến trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp các sản phẩm nông nghiệp, dược liệu của tỉnh; xúc tiến hỗ trợ phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ trên địa bàn tỉnh./.</p>
<p style="text-align: right;" align="right"><strong><em>Hồng Vân</em></strong></p>
<div><br clear="all" /><hr align="left" size="1" width="33%" />
<div style="text-align: justify;">
<p><a title="" href="file:///C:/Users/Dell/Downloads/K%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20tri%E1%BB%83n%20khai%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20Ch%E1%BB%89%20th%E1%BB%8B%20s%E1%BB%91%2020.doc#_ftnref1">[1]</a>- 02 dự án do Bộ KH&CN quản lý, bao gồm: <em>(1) Dự án: Xây dựng mô hình nhân giống, trồng và sơ chế biến Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) và Độc hoạt (Angelica pubescens Ait.) theo GACP nhằm tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất thuốc tại tỉnh Kon Tum”; (2) Khảo nghiệm và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cây dược liệu Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.)</em>. 01 Nhiệm vụ KH&CN do Sở KH&CN quản lý: <em>Trồng thử nghiệm cây mật nhân, ba kích trên địa bàn tỉnh Kon Tum</em>.</p>
</div>
<div style="text-align: justify;">
<p><a title="" href="file:///C:/Users/Dell/Downloads/K%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20tri%E1%BB%83n%20khai%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20Ch%E1%BB%89%20th%E1%BB%8B%20s%E1%BB%91%2020.doc#_ftnref2">[2]</a> <em>Các loài dược liệu mới gồm: Độc hoạt, Giảo cổ lam, Bách bệnh, Bảy lá một hoa, Diệp hạ châu, Sâm cau, Gấc, Vàng đắng, Nhân trần, Dây khỉ, Ba kích, Sơn tra, Cốt toái bổ, Thạch hộc tía, Hà thủ ô, Cẩu tích, Kê huyết đằng</em></p>
</div>
<div style="text-align: justify;">
<p><a title="" href="file:///C:/Users/Dell/Downloads/K%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20tri%E1%BB%83n%20khai%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20Ch%E1%BB%89%20th%E1%BB%8B%20s%E1%BB%91%2020.doc#_ftnref3">[3]</a><em> Các đề tài: Xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá niên </em>(Onvchostoma gerlachi, W.K.H. Peters, 1881)<em> trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; </em><em>Khảo sát thành phần hóa học, xây dựng qui trình định lượng saponin trên thân, lá Sâm Ngọc Linh làm cơ sở khoa học cho các sản phẩm ứng dụng; Hoàn thiện quy trình chiết xuất dịch chiết từ Đảng sâm, nấm Đông trùng hạ thảo và đề xuất các sản phẩm ứng dụng trong chế biến.</em></p>
</div>
<div>
<p style="text-align: justify;"><a title="" href="file:///C:/Users/Dell/Downloads/K%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20tri%E1%BB%83n%20khai%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20Ch%E1%BB%89%20th%E1%BB%8B%20s%E1%BB%91%2020.doc#_ftnref4">[4]</a> <em>Dự án đã được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện trong kế hoạch năm 2020: Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng và chế biến các sản phẩm từ sa nhân tím, ngũ vị tử, đảng sâm đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum; 01 dự án đã được Bộ KH&CN thống nhất chủ trương triển khai: Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình trồng và tiêu thụ cây Đinh lăng theo chuỗi giá trị tại huyện miền núi Sa Thầy, tỉnh Kon Tum</em>.</p>
</div>
</div> |