<p style="text-align: justify;"><em><strong>Ngoài ra, nhóm học sinh Việt Nam giành giải bạc về sáng chế công nghệ quốc tế và nghiên cứu tạo ra thịt cá từ phòng thí nghiệm cũng lọt top tin KHCN nổi bật tuần qua.</strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"><em><strong> </strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Phân lập hoạt chất ung thư từ rễ cây bá bệnh</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tiến sĩ Nguyễn Hải Đăng thuộc Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng nhóm nghiên cứu đã phân lập thành công hoạt chất quassinoid và alkaloid trong rễ bá bệnh. Đây là lần đầu tiên hợp chất alkaloid 3 và 4 được phân lập từ rễ cây bá bệnh tự nhiên ở Việt Nam.</p>
<p style="text-align: center;"> <img class="rao" src="/uploads/2020/03/1583059005-100.jpg" alt="" width="400" height="225" /></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài hoạt tính kháng viêm, nhóm còn phát hiện hai hợp chất này đều có tác dụng chống tăng sinh trên các loại tế bào khối u khác nhau trên cơ thế người, có tiềm năng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư. Hiện, nhóm đang đi sâu nghiên cứu để sớm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất dược liệu hỗ trợ điều trị.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Học sinh Việt giành giải bạc về sáng chế công nghệ quốc tế</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhóm học sinh lớp 11 chuyên Vật lý, trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tham dự Triển lãm sáng chế công nghệ quốc tế, tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao" src="/uploads/2020/03/1583059020-100.jpg" alt="" width="400" height="300" /></p>
<p style="text-align: justify;">Thi đấu với hơn 60 nhóm dự thi khác, hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững do các học sinh chuyên Khoa học Tự nhiên thiết kế giành Huy chương bạc. Nhóm học sinh Việt cũng là đội duy nhất mang đến ý tưởng xây dựng một môi trường ổn định, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng thuỷ sản.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Dùng chất thải công nghiệp làm bê tông nhựa</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Từ năm 2011, Tiến sĩ Nguyễn Văn Du, Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo phân hiệu trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM đã bắt đầu xem xét tận dụng xi thép - một chất thải rắn công nghiệp, để sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường giao thông.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao" src="/uploads/2020/03/1583059042-100.jpg" alt="" width="400" height="267" /></p>
<p style="text-align: justify;">Đến nay khi đi qua 900 mẫu thí nghiệm, anh cho biết xỉ thép có độ dính bám với nhựa đạt hơn 95%, độ hút nước cao hơn cũng như khối lượng riêng hơn khoảng 20%. Thời gian đúc ra thành phẩm bê tông nhựa chỉ trong một buổi. Hàm lượng kim loại nặng trong xỉ thép đạt ngưỡng tiêu chuẩn an toàn hàm lượng kim loại nặng trong nước uống. Nghiên cứu này hiện trong giai đoạn hoàn thiện để phát triển sản phẩm tốt hơn. </p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Lần đầu tiên tạo được thịt cá trong phòng thí nghiệm</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Công ty BlueNalu có trụ sở tại California, Mỹ mới đây đã áp dụng một phương pháp thí nghiệm dặc biệt để tạo ra thịt cá. Cụ thể, họ cho tế bào cá vào các thùng lớn với dưỡng chất đặc biệt, giúp tế bào nhân lên.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao" src="/uploads/2020/03/1583059056-100.jpg" alt="" width="400" height="240" /></p>
<p style="text-align: justify;">Sau đó, các tế bào được in 3D thành miếng. Hãng sản xuất đang xem xét sản xuất hàng loạt để tạo ra nguồn protein mới, bền vững hơn cũng như không chứa các chất độc hại như thuỷ ngân và nhựa.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5. Tìm ra sinh vật đầu tiên sống không cần thở</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho biết tất cả động vật đa bào trên Trái Đất mà giới khoa học đã giải trình tự gene đều có các gene hô hấp, ngoại trừ ký sinh trùng Henneguya salminicola.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao" src="/uploads/2020/03/1583059070-100.jpg" alt="" width="400" height="347" /></p>
<p style="text-align: justify;">Phân tích cho thấy H. salminicola không có bộ gene ti thể - bộ phận nhỏ nhưng trọng yếu của ADN nằm trong ty thể của động vật, chứa các gene đảm nhận việc hô hấp. Sự đơn giản hoá này giúp chúng dễ tồn tại bằng cách tập trung toàn bộ thời gian tấn công các mô cơ của sinh vật biển, sinh sản nhiều hơn thay vì tập trung chuyển oxy thành năng lượng.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Thiết bị giúp kéo dài chất lượng tim dùng cấy ghép</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một công nghệ mới vừa được trình bày tại cuộc họp của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học của Mỹ (Seattle). Công nghệ được gọi là ULiSSES sử dụng phương pháp tưới máu để giữ cho các tế bào được nuôi dưỡng và oxy hóa. Điều này làm trì hoãn sự chết tế bào là chìa khóa để mở rộng thời gian cho vấn đề cấy ghép.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao" src="/uploads/2020/03/1583059084-100.jpg" alt="" width="400" height="225" /></p>
<p style="text-align: justify;">Theo thí nghiệm, thiết bị bảo quản cho thấy không có thiệt hại đối với các tế bào cơ tim, được gọi là tế bào cơ tim trong suốt 24 giờ. Nếu hoạt động hiệu quả, giải pháp này giúp gỡ bỏ những khó khăn trong kéo dài thời gian bảo quản tạng.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>7. Trí tuệ nhân tạo tìm ra một loại kháng sinh mới</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực hiện thuật toán mới, cung cấp dữ liệu của 2.500 loại thuốc, hợp chất tự nhiên và sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra một bước đột phá lớn trong việc khắc chế các loại vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất thế giới chỉ trong vài giờ.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao" src="/uploads/2020/03/1583059116-100.jpg" alt="" width="400" height="200" /></p>
<p style="text-align: justify;">Các thử nghiệm cho thấy loại kháng sinh mới có thể tiêu diệt các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, bao gồm Acinetobacter và Enterobacteriaceae. Đây là hai trong số 3 chủng thuộc mức độ cảnh báo mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh mục vi khuẩn kháng kháng sinh mới. Đồng thời, kháng sinh này cũng lần đầu tiên được tìm thấy trong lịch sử.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>8. Tạo ra điện từ không khí nhờ vi khuẩn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhóm nghiên cứu từ đại học Massachusetts Amherst gọi phát minh mới là “Air-gen”, thiết bị tạo điện này hoạt động được khi nước trong không khí quanh nó phản ứng với những sợi tơ dẫn điện nhỏ mức hiển vi sinh do vi khuẩn tổng hợp nên.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao" src="/uploads/2020/03/1583059130-100.jpg" alt="" width="400" height="225" /></p>
<p style="text-align: justify;">Dây dẫn nano này là những sợi protein siêu nhỏ (khoảng một phần một tỷ mét) có khả năng dẫn điện, sinh ra từ loài vi khuẩn Geobacter. Công nghệ này vẫn còn trong giai đoạn trứng nước, nhưng đã mang trong mình khả năng trở thành một nguồn điện thay thế cho đồ điện tử.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>9. Robot trẻ em có cảm giác đau</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Được đặt tên là Affetto, robot trẻ em được tiết lộ lần đầu tiên bởi Đại học Osaka vào năm 2011. Vào thời điểm đó, nó chỉ là một cái đầu thực tế có khả năng kéo theo nhiều biểu cảm, như mỉm cười và cau mày. </p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao" src="/uploads/2020/03/1583059150-100.jpg" alt="" width="400" height="225" /></p>
<p style="text-align: justify;">Dự án mới diễn ra đã mang đến cho cậu bé robot một cơ thể, hoàn chỉnh với bộ xương nhân tạo được bọc trong bộ cảm biến xúc giác mới. Nhờ đó, làn da chứa bộ cảm biến có thể phát hiện một cách tinh tế những thay đổi về áp suất, cho dù đó là một cú chạm nhẹ hay một cú đấm mạnh. Dự án này nhằm tạo ra các robot có khả năng tương tác sâu hơn với con người.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong>10. Máy sản xuất khẩu trang nhanh nhất thế giới</strong></p>
<p style="text-align: center;"><strong><img class="rao" src="/uploads/2020/03/1583059166-100.jpg" alt="" width="400" height="267" /></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhằm phục vụ cho việc phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, máy sản xuất khẩu trang y tế dùng một lần nhanh nhất thế giới đã đi vào hoạt động tại Quảng Đông (Trung Quốc). Thiết bị có khả năng may 1.000 chiếc khẩu trang y tế mỗi phút, tương đương khoảng 1,2 triệu khẩu trang cả ngày.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<div style="text-align: justify;"> Link liên kết nguồn: <a href="http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khcn-tuan-qua-vn-phan-lap-chat-chong-ung-thu-tu-cay-ba-benh-c7a758225.html">http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khcn-tuan-qua-vn-phan-lap-chat-chong-ung-thu-tu-cay-ba-benh-c7a758225.html</a></div> |