<p style="text-align: justify;"><span>Cũng trong tuần, một ngoại hành tinh lớn gấp 3 lần Sao Mộc được phát hiện và một em bé gấu trúc vừa chào đời lần đầu tại Hà Lan.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Việt Nam thử nghiệm vaccine Covid-19 trên chuột</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngày 3/5, Bộ Y tế thông tin về việc Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vaccine và <a href="http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/viet-nam-thu-nghiem-vaccine-covid-19-tren-chuot-c7a764074.html">tiêm thử nghiệm trên chuột</a>.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2020/05/1588473760-100.jpg" alt="" width="500" height="334" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH, tin tưởng Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia trên thế giới sớm sản xuất thành công vaccine chống nCoV.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Nghiên cứu này được hợp tác cùng Đại học Bristol (Anh) dựa trên công nghệ vector virus. Cơ chế của vaccine là dùng kháng nguyên của nCoV tiêm vào người, từ đó cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Vingroup hoàn thành hai mẫu máy thở trong ba tuần</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngày 28/4, Tập đoàn Vingroup công bố hoàn tất, chuẩn bị đưa ra thị trường hai mẫu <a href="http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vingroup-hoan-thanh-hai-mau-may-tho-trong-ba-tuan-c7a763821.html">máy thở xâm nhập</a> VFS-410 và VFS-510 phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 và sử dụng lâu dài trong y tế.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2020/05/1588513327-100.jpg" alt="" width="500" height="333" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Máy thở xâm nhập VSmart VFS-410. Ảnh: Vingroup.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Đây là hai mẫu máy thở xâm nhập sản xuất toàn bộ từ hệ sinh thái Vingroup. VSmart VFS-410 là bản nâng cấp đặc biệt của máy thở VFS-310 do chính kỹ sư Vingroup phát triển từ thiết kế của MIT, còn VSmart VFS-510 nhận chuyển giao và cải tiến từ hãng sản xuất máy thở hàng đầu thế giới Medtronic (Mỹ).</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Việt Nam làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm nCoV</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngày 27/4, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 cho biết Việt Nam đã <a href="http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/viet-nam-la-nuoc-thu-5-san-xuat-thanh-cong-sinh-pham-xet-nghiem-nhanh-covid-19-c7a763699.html">sản xuất thành công sinh phẩm mới</a>, làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm SARS-CoV-2, gồm xét nghiệm kháng nguyên (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường dùng để xét nghiệm nhanh).</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2020/05/1588513351-100.jpg" alt="" width="500" height="321" /></p>
<p style="text-align: center;"><em><span>Việt Nam là quốc gia thứ 5 trên thế giới làm chủ phương pháp xét nghiệm nhanh. Ảnh: MOH.</span></em></p>
<p style="text-align: justify;">Là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công, sinh phẩm xét nghiệm của Việt Nam dễ sử dụng cho tất cả các tuyến, độ an toàn cao vì xét nghiệm qua mẫu máu, độ nhạy và độ đặc hiệu đạt khoảng 95% trong khi sản phẩm của nước ngoài chỉ đạt khoảng 70-75%.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Đại học Oxford thử nghiệm thành công vaccine Covid-19 trên khỉ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Đại học Oxford (Anh) công bố <a href="http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dai-hoc-oxford-thu-nghiem-thanh-cong-vaccine-covid-19-tren-khi-c7a763922.html">thử nghiệm thành công vaccine</a> ngừa nCoV trên 6 con khỉ rhesus macaque, chúng đã trải qua 30 ngày không bị nhiễm bệnh. Nhóm nghiên cứu cho biết vaccine được phát triển từ nền tảng công nghệ có sẵn.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2020/05/1588162098-100.jpg" alt="" width="500" height="282" /></p>
<p style="text-align: center;"><em><span>Nhân viên y tế tiêm vaccine ChAdOx1 nCoV-19 cho tình nguyện viên Elisa Granato ngày 23/4. Ảnh: BBC News.</span></em></p>
<p style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, trường cũng đang thực hiện chương trình “ChAdOx1 nCoV-19”, tiêm vaccine thử nghiệm lên 550 tình nguyện viên. Mặc dù chưa có kết quả chính thức, nhưng một công ty dược ở Ấn Độ đã sản xuất vaccine đại trà theo đơn đặt hàng của Oxford.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5. Siêu máy tính ảo mạnh nhất thế giới tham gia chống Covid-19</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><a href="http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sieu-may-tinh-ao-manh-nhat-the-gioi-lao-vao-cuoc-chien-chong-covid-19-c7a763822.html">Folding@home</a> là dự án siêu máy tính ảo được khởi động bởi Đại học Stanford. Khác với siêu máy tính mạnh nhất thế giới của IBM, dự án này kết nối máy tính cá nhân của người dùng trên khắp thế giới để tạo ra một siêu máy tính ảo.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2020/05/1588071152-100.jpg" alt="" width="500" height="333" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Các kỹ thuật viên của nhóm dự án Folding@home đang quan sát tiến trình giải mã trên máy tính tại Đại học Stanford.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hiện tại, đã có hơn 700.000 máy tính cùng tham gia mạng lưới, tạo nên sức mạnh 2,5 exaFLOPS - tương đương vài ngàn tỷ phép tính mỗi giây. Dự án sẽ tìm ra gai protein yếu của nCoV mà có thể đưa thuốc vào để chế ngự nó.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Phát hiện ngoại hành tinh lớn gấp ba lần Sao Mộc</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các nhà thiên văn học vừa phát hiện Kepler-88 d, ngoại hành tinh thứ ba trong hệ sao Kepler-88 nằm cách Trái Đất hơn 1.200 năm ánh sáng. 88d lớn gấp 3 lần Sao Mộc, lớn hơn bất kỳ hành tinh nào của Hệ Mặt Trời.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2020/05/1588513400-100.jpg" alt="" width="500" height="285" /></p>
<p style="text-align: center;"><em><span>Mô phỏng các ngoại hành tinh trong hệ sao Kepler-88. Ảnh: CNN.</span></em></p>
<p style="text-align: justify;">Các nhà thiên văn học sử dụng thiết bị Quang phổ kế Echelle độ phân giải cao của Kính thiên văn Keck I ở Đài quan sát W. M. Keck tại Maunakea, Hawaii (Mỹ) để thu thập dữ liệu trong 6 năm và phát hiện Kepler-88 d.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>7. Phát hiện loài khủng long đầu tiên biết bơi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhóm nghiên cứu tại Đại học Detroit Mercy (Mỹ) vừa công bố phát hiện về loài khủng long Spinosaurus, đã tiến hóa để thích nghi với việc bơi lặn và săn mồi dưới nước. Các mảnh xương 95 triệu năm tuổi được tìm thấy tại Algeria, phía tây bắc sa mạc Sahara dẫn tới kết luận này.</p>
<p style="text-align: justify;">Từng có nhà cổ sinh học cho rằng chúng là động vật bán thủy sinh nhưng ý kiến đã vấp phải nhiều tranh cãi và bị lãng quên. Nghiên cứu mới chỉ ra Spinosaurus có chiếc đuôi bất thường, gai thần kinh mọc ra từ trên đỉnh đốt sống và xương hình chữ V tạo thành mặt dưới của đuôi khủng long.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>8. Cầu dây văng 15.000 tấn xoay 45 độ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngày 28/4, các kỹ sư Trung Quốc cho đi vào hoạt động cầu dây văng nặng 15.000 tấn và có thể xoay 45 độ chỉ trong 80 phút, kết nối với đường cao tốc ở Thẩm Dương, tỉnh Linh Niêu.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2020/05/1588513438-100.jpg" alt="" width="500" height="300" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Cây dây văng xoay 45 độ ở Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Cầu có chiều dài 262,8 mét và rộng 31 mét, cho phép phương tiện lưu thông hai chiều, mỗi chiều ba làn xe. Do cầu cắt qua đường ray tàu hỏa, thiết kế xoay sẽ không làm gián đoạn giao thông đường sắt.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>9. Lỗ hổng ozone lớn nhất lịch sử ở Bắc Cực biến mất</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS) thông báo lỗ hổng ozone lớn kỷ lục tại Bắc Cực xuất hiện cuối tháng 3 đã khép lại. Lỗ hổng này hình thành do xoáy cực mạnh khiến lượng ozone giảm nghiêm trọng, không phải do hoạt động của con người. Sự biến mất của nó cũng không phải nhờ Covid-19 khiến ô nhiễm giảm.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2020/05/1588513455-100.jpg" alt="" width="500" height="282" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Lỗ hổng ozone xuất hiện ở Bắc Cực vào mùa xuân. Ảnh: Phys.</em></p>
<p style="text-align: justify;">Khác với Bắc Cực, lỗ hổng ở Nam Cực thường xuất hiện do các hóa chất như clo và brom bay lên tầng bình lưu. Lỗ hổng tầng ozone hình thành ở Nam Cực mỗi năm, liên tục trong ít nhất 35 năm qua. Tuy nhiên, điều đáng mừng là lỗ hổng năm ngoái có kích thước nhỏ nhất từng ghi nhận.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>10. Gấu trúc đầu tiên được sinh ra tại Hà Lan</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cặp gấu trúc Wu Wen - Xing Ya tại sở thú Ouwehands, được Trung Quốc cho mượn 15 năm, hôm 1/5 đã sinh thành công con non đầu tiên. Cả hai đang được chăm sóc tại phòng hộ sinh. Sau vài tháng nữa, gấu trúc con sẽ được đặt tên sau khi xác định giới tính.</p>
<p style="text-align: center;"><img class="rao"src="/uploads/2020/05/1588513478-100.jpg" alt="" width="500" height="334" /></p>
<p style="text-align: center;"><em>Wu Wen sinh thành công một con non tại Hà Lan. Ảnh: Ouwehands Zoo</em></p>
<p style="text-align: justify;"><span>Wu Wen và Xing Ya được chuyển từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) đến sở thú Ouwehands ở Rhenen (Hà Lan) vào năm 2017 theo một chương trình cho mượn kéo dài 15 năm. Sở thú đã đầu tư 7,7 triệu USD để xây dựng một khu phức hợp đặc biệt cho cặp gấu trúc 6 năm tuổi này.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span>Link liên kết nguồn: <a href="http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khcn-tuan-qua-vn-thu-nghiem-vaccine-ngua-covid-19-tren-chuot-c7a764096.html">http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khcn-tuan-qua-vn-thu-nghiem-vaccine-ngua-covid-19-tren-chuot-c7a764096.html</a></span></p>
<p style="text-align: right;"><span>Theo Khampha.vn</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span> </span></p> |