Tiến sĩ người Việt làm máy thở trong hai tuần
4-5-2022
Tiến sĩ người Việt làm máy thở trong hai tuần
Tiến sĩ người Việt làm máy thở trong hai tuần
<p class="description" style="text-align: justify;">TS Trần C&ocirc;ng Minh v&agrave; c&aacute;c nh&agrave; khoa học (Đại học Oxford) được huy động gấp r&uacute;t l&agrave;m m&aacute;y thở khi hệ thống y tế ở Anh qu&aacute; tải do ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh.</p> <p class="description" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Đầu năm 2020, nước Anh thử nghiệm miễn dịch cộng đồng th&ocirc;ng qua ti&ecirc;m chủng nhưng kh&ocirc;ng đạt được hiệu quả. Số ca mắc mới v&agrave; tử vong v&igrave; Covid-19 sau đ&oacute; tăng nhanh chỉ trong thời gian ngắn. Thời điểm đ&oacute;, dịch vụ Y tế Quốc gia Anh chỉ cung cấp được 8.000 m&aacute;y thở trong khi ch&iacute;nh phủ Anh cho biết cần đến 30.000 m&aacute;y. Trước nhu cầu cấp thiết, Trần C&ocirc;ng Minh (29 tuổi) - tiến sĩ tại khoa thần kinh l&acirc;m s&agrave;ng c&ugrave;ng hơn 20 cộng sự tại Đại học Oxford đ&atilde; suy nghĩ về việc tạo m&aacute;y thở c&oacute; gi&aacute; th&agrave;nh rẻ v&agrave; nhiều cải tiến hơn để gi&uacute;p ng&agrave;nh y tế kiểm so&aacute;t dịch bệnh Covid-19 trong thời gian ngắn nhất.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;"><img class="rao"class="img-responsive" src="/uploads/2022/05/04/1651632848_TS-lam-may-tho-5794-1648459275.jpg" alt="" width="550" /></p> <p class="Normal" style="text-align: justify;"><em>Tiến sĩ Trần C&ocirc;ng Minh đang l&agrave;m việc tại khoa học kỹ thuật ng&agrave;nh Kỹ thuật y tế tại Đại học Oxford, Anh. Ảnh:&nbsp;NVCC</em></p> <p class="Normal" style="text-align: justify;"><em>&nbsp;</em></p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Để ho&agrave;n th&agrave;nh nghi&ecirc;n cứu v&agrave; thử nghiệm một chiếc m&aacute;y thở cải tiến trong vỏn vẹn hai tuần cần đến sự g&oacute;p sức của chuy&ecirc;n gia, gi&aacute;o sư của nhiều lĩnh vực. "T&ocirc;i may mắn được l&agrave;m việc với nhiều người giỏi trong c&aacute;c ng&agrave;nh kh&aacute;c nhau: y học, vật liệu, điện tử, c&ocirc;ng nghệ... Ai cũng sẵn l&ograve;ng đ&oacute;ng g&oacute;p nghi&ecirc;n cứu chất lượng của họ để phục vụ nghi&ecirc;n cứu m&aacute;y thở", Minh chia sẻ.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Thiết bị m&aacute;y thở OxVent được ho&agrave;n th&agrave;nh trong hai tuần v&agrave; đưa v&agrave;o sản xuất đại tr&agrave; trong v&ograve;ng ba th&aacute;ng &ndash; kỳ t&iacute;ch của ng&agrave;nh thiết bị y tế nước Anh tại thời điểm đ&oacute;. "Một nghi&ecirc;n cứu thiết bị y tế th&ocirc;ng thường sẽ mất từ 5-10 năm để c&oacute; thể đưa v&agrave;o sản xuất, nhưng ch&uacute;ng t&ocirc;i kh&ocirc;ng c&oacute; thời gian để chậm trễ v&igrave; số ca nhiễm v&agrave; ca tử vong ng&agrave;y c&agrave;ng tăng m&agrave; m&aacute;y thở th&igrave; kh&ocirc;ng đủ đ&aacute;p ứng", anh n&oacute;i.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;"><img class="rao"class="img-responsive" src="/uploads/2022/05/04/1651632893_may-tho-1817-1648459275.png" alt="" /></p> <p class="Normal" style="text-align: justify;"><em>M&aacute;y thở OxVent c&oacute; k&iacute;ch thước nhỏ gọn v&agrave; gi&aacute; th&agrave;nh rẻ hơn v&agrave;i chục lần so với m&aacute;y truyền thống. Ảnh:&nbsp;NVCC</em></p> <p class="Normal" style="text-align: justify;"><em>&nbsp;</em></p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Vai tr&ograve; của Minh trong dự &aacute;n OxVent l&agrave; thực hiện c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu thử nghiệm l&acirc;m s&agrave;ng bước đầu tr&ecirc;n động vật trước khi đưa v&agrave;o thực tế. "Do l&agrave;m việc c&ugrave;ng c&aacute;c cộng sự l&agrave; chuy&ecirc;n gia trong nhiều lĩnh vực n&ecirc;n nghi&ecirc;n cứu của t&ocirc;i kh&ocirc;ng gặp nhiều kh&oacute; khăn về chuy&ecirc;n m&ocirc;n nhưng t&agrave;i ch&iacute;nh lại l&agrave; r&agrave;o cản lớn", TS Minh kể. Nh&oacute;m gặp kh&oacute; khăn khi xin nguồn t&agrave;i trợ, trong khi chi ph&iacute; thử nghiệm l&acirc;m s&agrave;ng kh&aacute; đắt đỏ. Một thử nghiệm tr&ecirc;n m&ocirc; h&igrave;nh động vật mất tới hơn 90 triệu đồng. "Kh&ocirc;ng thể chờ đợi đến khi c&oacute; t&agrave;i trợ, ch&iacute;nh những chuy&ecirc;n gia trong nh&oacute;m l&agrave; những người bỏ tiền t&uacute;i để nghi&ecirc;n cứu diễn ra su&ocirc;n sẻ trong hai tuần", anh n&oacute;i th&ecirc;m.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Một chiếc m&aacute;y thở th&ocirc;ng thường c&oacute; chi ph&iacute; khoảng 70 ng&agrave;n bảng Anh, c&ograve;n m&aacute;y thở do anh v&agrave; c&aacute;c cộng sự l&agrave;m ra chỉ c&oacute; gi&aacute; v&agrave;i ng&agrave;n bảng Anh. M&aacute;y thở OxVent c&oacute; thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển nhưng cho kết quả vượt trội so với c&aacute;c thiết bị m&aacute;y thở truyền thống.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">M&aacute;y thở truyền thống gi&uacute;p duy tr&igrave; v&agrave; hỗ trợ qu&aacute; tr&igrave;nh h&ocirc; hấp cho người mắc Covid-19, nhưng thủ tục đặt nội kh&iacute; quản c&oacute; nguy cơ l&agrave;m tổn thương phổi của bệnh nh&acirc;n, c&oacute; thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như nhiễm tr&ugrave;ng do h&iacute;t v&agrave;o c&aacute;c vi khuẩn ở miệng v&agrave; hầu họng. Nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu của Minh ph&aacute;t triển những thiết bị v&agrave; c&ocirc;ng nghệ để đo đạc phổi kh&ocirc;ng x&acirc;m lấn. "Thiết bị n&agrave;y sử dụng thuật to&aacute;n ph&acirc;n t&iacute;ch phổi của từng bệnh nh&acirc;n, từ đ&oacute; gi&uacute;p c&aacute;c b&aacute;c sĩ đề xuất chỉ số m&aacute;y thở đ&uacute;ng nhất với t&igrave;nh trạng của từng bệnh nh&acirc;n gi&uacute;p giảm thiểu tổn thương do m&aacute;y thở g&acirc;y ra", Minh chia sẻ th&ecirc;m.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Dự &aacute;n m&aacute;y thở của anh v&agrave; c&aacute;c cộng sự được trao giải Đổi mới Khoa học v&agrave; Kỹ thuật của viện H&agrave;n l&acirc;m Kỹ thuật Anh năm 2020 x&eacute;t cả tr&ecirc;n cả ba yếu tố: khoa học, c&ocirc;ng nghệ v&agrave; đ&oacute;ng g&oacute;p cho Covid-19. Hiện dự &aacute;n đ&atilde; được một c&ocirc;ng ty về thiết bị y tế mua lại v&agrave; đưa v&agrave;o sản xuất rộng r&atilde;i tại Anh. "Đ&acirc;y l&agrave; một dự &aacute;n &yacute; nghĩa với c&aacute; nh&acirc;n t&ocirc;i v&agrave; cả nh&oacute;m, v&igrave; được đưa v&agrave;o sản xuất thực tế nhanh nhất. Dự &aacute;n cũng g&oacute;p phần gi&uacute;p người d&acirc;n Anh vượt qua giai đoạn căng thẳng của đại dịch Covid-19", anh n&oacute;i.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">TS Thompson, khoa Khoa học Kỹ thuật của Đại học Oxford nhận x&eacute;t, đ&acirc;y l&agrave; một trong những s&aacute;ng kiến đổi mới ấn tượng, nhanh ch&oacute;ng v&agrave; th&agrave;nh c&ocirc;ng. Nh&oacute;m đ&atilde; tạo ra kỳ t&iacute;ch khi nghi&ecirc;n cứu v&agrave; cho ra mắt th&agrave;nh c&ocirc;ng m&aacute;y thở với nhiều ưu điểm nổi trội nhưng gi&aacute; th&agrave;nh lại rẻ chỉ trong 2 tuần. Điều n&agrave;y đ&atilde; g&oacute;p c&ocirc;ng lớn gi&uacute;p th&aacute;o gỡ sự qu&aacute; tải của ng&agrave;nh y tế Anh v&agrave;o giai đoạn đại dịch căng thẳng. "M&ocirc; h&igrave;nh n&agrave;y c&oacute; &yacute; nghĩa kh&ocirc;ng chỉ với Anh m&agrave; c&ograve;n với nhiều quốc gia kh&aacute;c nếu &aacute;p dụng th&agrave;nh c&ocirc;ng", TS Thompson n&oacute;i.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Lu&ocirc;n đề cao vai tr&ograve; của gi&aacute;o dục trong qu&aacute; tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu khoa học, Trần C&ocirc;ng Minh mong muốn sẽ quay về Việt Nam khi ho&agrave;n th&agrave;nh chương tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu sau tiến sĩ tại Oxford. "Nhiều người kh&ocirc;ng lựa chọn trở về nước v&igrave; sợ thiếu điều kiện nghi&ecirc;n cứu nhưng t&ocirc;i nghĩ kh&ocirc;ng g&igrave; ngăn cản ch&uacute;ng ta tiếp cận tri thức khi thế giới ng&agrave;y c&agrave;ng phẳng", anh n&oacute;i th&ecirc;m.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Anh chọn hướng trở th&agrave;nh gi&aacute;o sư giảng dạy để nu&ocirc;i dưỡng đam m&ecirc;, truyền cảm hứng cho sinh vi&ecirc;n Việt Nam theo đuổi con đường học thuật, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. "Mục ti&ecirc;u của t&ocirc;i l&agrave; ph&aacute;t triển những nghi&ecirc;n cứu để cống hiến cho cả ng&agrave;nh chăm s&oacute;c sức khỏe lẫn lĩnh vực gi&aacute;o dục nước nh&agrave;", anh n&oacute;i.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Trần C&ocirc;ng Minh sinh ra tại Hưng H&agrave;, Th&aacute;i B&igrave;nh. Năm 2017, anh tốt nghiệp cử nh&acirc;n ng&agrave;nh Kỹ thuật y sinh đại học Sheffield. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Oxford, anh đang tiếp tục l&agrave;m việc v&agrave; nghi&ecirc;n cứu tại khoa thần kinh l&acirc;m s&agrave;ng tại Đại học Oxford, Anh. Hiện Minh đ&atilde; c&oacute; hơn 15 b&agrave;i b&aacute;o quốc tế đăng tr&ecirc;n nhiều tạp ch&iacute; đầu ng&agrave;nh như Nature, The Lancet... với chỉ số tr&iacute;ch dẫn khoa học đạt 75.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Link li&ecirc;n kết nguồn:&nbsp;https://vnexpress.net/tien-si-nguoi-viet-lam-may-tho-trong-hai-tuan-4444436.html</p>
  
Số lượt xem:5954