Đánh giá và khảo sát mô hình đề tài “Tuyển chọn và nhân nhanh một số giống sắn có khả năng kháng bệnh khảm lá, năng suất và hàm lượng tinh bột cao phục vụ canh tác sắn tại tỉnh Kon Tum”
10-5-2024
Đánh giá  và khảo sát mô hình đề tài “Tuyển chọn và nhân nhanh một số giống sắn có khả năng kháng bệnh khảm lá, năng suất và hàm lượng tinh bột cao phục vụ canh tác sắn tại tỉnh Kon Tum”
CT
Bệnh khảm lá trên cây sắn tại các khu vực và quốc gia thuộc châu Phi và khu vực Ấn Độ thường do 1 hoặc hỗn hợp của nhiều chủng virus khảm lá sắn. Hiện nay, trên thế giới đã thống kê được trên 12 chủng virus khảm lá sắn khác nhau.



Hình 1. Triệu chứng của bệnh khảm lá sắn trên lá và thân của một số giống sắn khác nhau. Nguồn: (Bi et al., 2010).
Trước thực trạng bệnh khảm lá sắn đang lan rộng cũng như nhu cầu về việc sử dụng giống sắn kháng khảm lá trong sản xuất của tỉnh Kon Tum, căn cứ vào năng lực và nguồn vật liệu hiện có, ngày 15/8/2022 Sở Khoa học và Công nghệ và Viện Di truyền Nông nghiệp (Cơ quan chủ trì thực hiện đề tài) ký hợp đồng số 11/2022/HĐ-KHCN về việc thực hiện đề tài Tuyển chọn và nhân nhanh một số giống sắn có khả năng kháng bệnh khảm lá, năng suất và hàm lượng tinh bột cao phục vụ canh tác sắn tại tỉnh Kon Tum; viện Di truyền Nông nghiệp đề xuất hướng nghiên cứu tuyển chọn giống sắn kháng bệnh khảm lá, năng suất và hàm lượng tinh bột cao cho tỉnh Kon Tum. Đề tài ghiên cứu sẽ sử dụng các giống sắn kháng khảm lá đã được công nhận bao gồm: HN1, HN3, HN5, HN36, HN80, HN97 để tiến hành khảo nghiệm đánh giá tại địa bàn. Từ kết quả khảo nghiệm, đề tài sẽ chọn ra 2 giống sắn và quy trình canh tác phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của các vùng trồng sắn của tỉnh Kon Tum. Ngoài việc chuyển giao các quy trình canh tác cho các giống sắn được lựa chọn, đề tài dự kiến cũng cung ứng lượng hom giống sắn mới kháng khảm lá để cho sản xuất.
Ngày 8/5/2024 Sở KH&CN đã tiến hành kiểm tra đánh giá và khảo sát thí nghiệm tại điểm huyện Đăk Tô theo Giấy mời số 87/VDT của Viện Di Truyền Nông nghiệp. Đoàn kiểm tra gồm Đại diện Lãnh đạo Sở KH&CN; Đại diện Sở NN&PTNT; Đại diện Chi cục TT&BVTV; Đại diện các phòng chức năng thuộc UBND huyện Đăk Tô, Thành viên đề tài..


Hình 2: Đoàn kiểm tra tại điểm Đăk Tô
Trên cơ sở diện tích thực tế đã kiểm tra với quy mô thực hiện tại trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Đăk Tô: 90 cây/giống/vùng x 8 giống = 720 cây tương đương khoảng 1000m2 triển khai tại huyện Đăk Tô (có biên bản kiểm tra ngày 08/5/2024 kèm theo), đoàn kiểm tra tiến hành rà soát và đánh giá lại mô hình. Cụ thể như sau:

TT Giống Sản lượng trung bình đạt được/bụi/kg
1 HN1 5,6kg
2 HN3 5,0kg
3 HN5 6,9kg
4 HN80 6,1kg
5 KM140 2,9kg
6 KM90 4kg
Kết quả đánh giá khả năng biểu hiện bệnh khảm lá sắn trên 6 dòng/giống thí nghiệm bằng phương pháo ghép rút ra với độ tuổi 3 tháng sau trồng tỉ lệ ghép thành công dao động từ 10,0%-23,3%. Sau khi, ngọn mới trên thân bị bệnh của các dòng thí nghiệm (HN1, HN3, HN5, HN80) không có biểu hiện bệnh khảm lá sắn. Các dòng đối chứng KM94 và KM140 có mức biểu hiện nhẹ dao động



 
Hữu Tuấn  
Số lượt xem:1033