Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo |
4-4-2025 |
Nhằm cụ thể hóa để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tại Quyết định số 1703/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 180-KH/TU ngày 22/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/7/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo”, ngày 27/3/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 996/KH-UBND về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh xác định 3 nhóm nhiệm vụ giải pháp lớn, gồm:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (8 nhiệm vụ) - Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị số 38-CT/TW, Kế hoạch 180-KH-TU và các văn bản hướng dẫn; - Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền , phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về vị trí, vai trò của công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; - Tổ chức diễn đàn đối thoại với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng; - Tổ chức hội nghị, hội thảo về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của trung ương để thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại địa phương; - Hướng dẫn các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã,... áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và các công cụ cải tiến, các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để kiểm soát và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; - Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân triển khai thực hiện đúng các quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; - Thực hiện lấy ý kiến phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (15 nhiệm vụ) - Đầu tư trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cấp tỉnh; thiết lập danh mục chuẩn đo lường chính thuộc thẩm quyền quản lý địa phương. - Xây dựng và tổ chức thực hiện Dự án Đầu tư nâng cao năng lực đo lường, thử nghiệm tại Trung tâm Khoa học – Công nghệ - Truyền thông. - Cử công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng do các viện, trường tổ chức theo Đề án của Trung ương về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong phạm vi cả nước đến năm 2030 và những năm tiếp theo nhằm phát triển đội ngũ chuyên gia về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. - Mở rộng phạm vi, các lĩnh vực cung cấp dịch vụ của Trung tâm Khoa học – Công nghệ - Truyền thông tỉnh Kon Tum và các tổ chức dịch vụ kỹ thuật - Đầu tư phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng để nâng cao hiệu quả việc phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. - Rà soát, bổ sung nội dung đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong các chương trình hợp tác về khoa học và công nghệ với các Viện, trường - Tổ chức các khóa đào tạo, chương trình hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn về quản lý chất lượng, đo lường và tiêu chuẩn hóa cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh - Thí điểm triển khai đưa kiến thức về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường thuộc cơ sở dữ liệu mở của tỉnh, đảm bảo kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác. - Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào hoạt động tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. - Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa theo chuỗi sản phẩm (từ khâu tổ chức sản xuất đến phân phối, lưu thông, tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam). - Ban hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường. - Thực hiện khen thưởng và bảo vệ người tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. - Đầu tư nguồn lực cho hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong lĩnh vực quốc phòng an ninh theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về “đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo” - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phục vụ công tác công an, đảm bảo về số lượng và chất lượng. 3. Tăng cường hợp tác về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (3 nhiệm vụ) - Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn, công nghệ mới để phổ biến, hướng dẫn các cơ quan, địa phương, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh kịp thời áp dụng. - Thực hiện thông tin cảnh báo về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp để tránh các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Tuân thủ các quy định của WTO trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại khi xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật địa phương nhằm hài hòa với các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. - Rà soát, bổ sung nội dung hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng vào các chương trình hợp tác của tỉnh, của sở với các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Kinh phí thực hiện kế hoạch lấy từ nguồn ngân sách nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Để giúp Ủy ban nhân tỉnh thực hiện kế hoạch này, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối và bố trí ngân sách hằng năm cho hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng để triển khai thực hiện Kế hoạch.
|
Hồng Vân |
Số lượt xem:63 |