banner
Thứ 5, ngày 17 tháng 10 năm 2024
Đề tài, dự án KH&CN đã nghiệm thu năm 2016
19-12-2016

Phụ lục 1: DANH MỤC ĐỀ TÀI DỰ ÁN ĐÃ NGHIỆM THU TRONG 2016

 

TT

Tên đề tài, dự án

Cơ quan

chủ trì

Kết quả

1

Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cà phê chè phù hợp với đặc điểm sinh thái ở vùng Đông Trường sơn của tỉnh Kon Tum.

Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Thủy lợi Nông lâm nghiệp Gia Lai

Kết quả đề tài đã xác định được hai giống cà phê chè TN2 và F5TN1 phù hợp với vùng Đông Trường Sơn tỉnh Kon Tum.; xây dựng và hoàn thiện quy trình trồng hai giống cà phê chè TN2 và F5TN1 để phổ biến đưa vào ứng dụng trong sản xuất.

2

Nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi cá lồng và đề xuất biện pháp phát triển nguồn lợi thủy sản tại các lòng hồ thủy điện Sê San trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Miền Trung

Đã tổ chức điều tra, khảo sát. Kết quả cho thấy các hồ thủy điện lưu vực Sê San có tiềm năng mặt nước lớn, tuy nhiên chỉ có hồ thủy điện Sê San 4 đảm bảo các điều kiện phù hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản trong lồng bè.

Các loại hình nuôi nuôi trồng thủy sản có thể phát triển ở hồ thủy điện Sê San 4 là nuôi cá lồng bè, nuôi cá eo ngách và thả cá ra hồ chứa. Đã xác định được địa điểm phát triển nuôi lồng bè ở bãi Ngầm thuộc địa phận xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai. Qua đó đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển bền vững nghề cá hồ chứa bào gồm các giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất, môi trường – sinh thái, khoa học công nghệ, dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và  các chính sách phù hợp để phát triển nghề cá hồ chứa.

3

Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung cao cấp thuộc diện Ban Thường vụ quản lý

Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe cán bộ

Qua nghiên cứu đề tài đã làm rõ thực trạng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum từ khi thành lập cho đến nay. Qua đó đã nắm rõ được tình hình sức khỏe và mô hình bệnh tật của các đối tượng nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung cao cấp tỉnh Kon Tum thuộc diện Ban Thường vụ quản lý.

4

Đặc điểm khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Kon Tum

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên

Đề tài đã tính toán, phân tích, xác định sự hình thành và sự biến động của các yếu tố khí hậu tỉnh Kon Tum; xây dựng bộ số liệu khí hậu, tính toán đặc trưng khí hậu cho từng vùng khác nhau. Qua đó tính toán , phân chia các vùng, tiểu vùng khí hậu trên địa bàn toàn tỉnh; phân, đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất của một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu của tỉnh Kon Tum trong thời gian đến; đề xuất các giải pháp, biện pháp khai thác những mặt thuận lợi, hạn chế và bất lợi của khí hậu. Kết quả của đề tài đang được biên tập để phát hành sách “Đặc điểm khí hậu tỉnh Kon Tum”.

5

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn thành phố Kon Tum

Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum

- Đã hỗ trợ nguyên vật liệu chính xây dựng 03 nhà màng và 03 hệ thống tưới với tổng diện tích 3.000 m2.

- Phối hợp với Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2 hoàn thành việc đánh giá chứng nhận VietGAP các chủng loại rau của dự án.

- Đào tạo 8 kỹ thuật viên cơ sở là các hộ dân trực tiếp tham gia dự án.

- Hoàn thiện tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (08 tài liệu cho 8 loại rau của dự án) và đã chuyển giao cho hộ dân.

- Phối hợp với Đài Truyền thanh - truyền hình thành phố xây dựng 3 phóng sự và đưa các nội dung tin bài về dự án. Ngoài ra, dự án còn in tờ rơi giới thiệu về dự án và 2 cửa hàng bán rau an toàn đến người tiêu dùng; Phối hợp với đơn vị đảm nhận khâu đầu ra (Hợp tác xã rau, hoa xứ lạnh thanh niên Măng Đen) đầu tư xây dựng nhà sơ chế, mua sắm trang thiết bị, công cụ dụng cụ, mở 2 điểm bán rau an toàn.

- Đã triển khai thực hiện các mô hình với đủ 8 chủng loại rau của dự án, diện tích gieo trồng 6 ha trong hai (02) năm, và sản xuất thêm các chủng loại rau khác nhằm đa dạng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.

- Tập huấn kỹ thuật trồng rau theo hướng VietGAP cho 180 hộ trồng rau; tổ chức 06 buổi hội nghị đầu bờ phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, đã có 180 lượt hộ dân tham gia.

- Đang đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm của Tổ hợp tác sản xuất rau VietGAP 01-5 phường Thắng Lợi.

6

Nghiên cứu nuôi thử nghiệm giống chim Trĩ đỏ tại Kon Tum

Trung tâm giống CT, VN, TS tỉnh Kon Tum

- Đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình nuôi chim Trĩ đỏ trong và ngoài tỉnh;

- Xây dựng mô hình nuôi chim Trĩ đỏ ở TP Kon Tum, huyện Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông và KonPlông. Kết quả cho thấy:

+ Năng suất trứng năm 2014 đạt 38 quả/mái/năm; năm 2015 đạt 28 quả/mái/năm. Khối lượng trứng bình quân đạt 28,75 g/quả.

+ Tỷ lệ trứng có phôi đạt 81%.

+ Tỷ lệ chim con nở ra đạt 75%.

+ Tỷ lệ nuôi sống đến 3 tháng tuổi đạt 70 %, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tháng tuổi đạt 68 %.

+ Khối lượng chim  8 tháng tuổi: chim trống: 1.212 g/con, chim mái: 1.020 g/con.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim Trĩ đỏ tại tỉnh Kon Tum.

7

Nghiên cứu công tác tư tưởng trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới -  thực trạng và giải pháp

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Đề tài đã phân tích, đánh giá được thực trạng công tác tư tưởng của đảng viên, cán bộ quản lý các cấp, các tầng lớp nhân dân ở khu vực nông thôn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Qua đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tư tưởng trong nhiệm vụ xây dựng NTM và đề xuất các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2016-2020

8

Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã Đăk Kôi, Đăk Pơ Ne huyện Kon Rẫy; xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Trung tâm giống CT, VN, TS tỉnh Kon Tum

- Đã triển khai xây dựng mô hình thâm canh cây lúa vụ Mùa năm 2014, 2015 và vụ Đông Xuân năm 2014-2015 tại xã Đăk Ang huyện Ngọc Hồi và xã Đăk Pne, Đăk Kôi huyện Kon Rẫy với quy mô 25ha. Năng suất bình quân 02 giống lúa TBR1, TBR45 đạt từ 50-57 tạ/ha.

- Đã triển khai xây dựng mô hình thâm canh cây sắn tại xã Đăk Ang huyện Ngọc Hồi và xã Đăk Pne, Đăk Kôi huyện Kon Rẫy với quy mô 20ha. Năng suất bình quân giống sắn KM140 đưa vào triển khai mô hình đạt 27 tấn/ha.

- Đã tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, sắn cho 210 lượt người tham gia; Tổ chức hội nghị đầu bờ, phổ biến nhân rộng kết quả với số lượng 400 lượt người tham gia. Thông qua tập huấn kỹ thuật đã giúp cho các hộ nông dân nắm bắt được quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, sắn. Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cây lúa, sắn.

9

Nghiên cứu phát triển một số giống lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Trung tâm giống CT, VN, TS tỉnh Kon Tum

Đã triển khai sản xuất thử 03 giống đều thích nghi với điều kiện sản xuất của Thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, trong đó có 02 giống: RVT, HT9 cho năng suất ổn định và được người tiêu dùng ưa chuộng. Qua triển khai mô hình sản xuất, năng suất bình quân các giống đạt từ 69-79 tạ/ha; kết quả phân tích các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV <0,01 (không phát hiện). Liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu, chế biến sản phẩm gạo chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm trên thị trường.  Các giống lúa được tuyển chọn đã được các địa phương duy trì, mở rộng phát triển sản xuất.

10

Điều tra, thu thập và nghiên cứu biện pháp nuôi trồng, bảo tồn, phát triển một số loài lan rừng có giá trị kinh tế, sinh thái tại Cao nguyên Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Phòng NN&PTNT huyện Kon Plông

Đề tài đã sưu tầm, thu thập được 500 giò lan và đánh giá khả năng thích ứng của chúng; xác định danh lục gồm 17 loài lan rừng khác nhau thuộc 3 chi: Hoàng thảo, Giáng hương và chi Ngọc điểm, trong đó có 03 giống có giá trị là: Đai châu, Phi điệp và Quế lan hương. Kết quả đề tài cũng đã xây dựng được 200 m2 nhà lưới phục vụ lưu giữ, bảo tồn các giống lan rừng và là điểm trưng bày cho khách tham quan trong và ngoài tỉnh, đồng thời đã đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhân giống và giải pháp bảo tồn một số loài lan sưu tầm.

11

Chuyển giao, ứng dụng công nghệ GSM/GPRS để điều khiển và giám sát hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Công ty CP Môi trường Đô thị Kon Tum

Kết quả dự án đã triển khai và hoàn thành các nội dung, khối lượng theo thuyết minh được duyệt: tiến hành thu thập, đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ tiết kiệm cho các công trình chiếu sáng tại một số tỉnh/thành trong nước; triển khai tổ chức tập huấn, chuyển giao hướng dẫn sử dụng phần mềm điều khiển thiết bị; lắp đặt tủ 2 ngăn trên đường Phạm Văn Đồng và đường Phan Đình Phùng; lắp đặt máy chủ và cài đặt các thiết bị truyền thông GSM/GPRS trung tâm; cài đặt phần mềm điều khiển. Kết quả triển khai dự án đã đề xuất các giải pháp về công nghệ, đèn, giải pháp về cơ chế chính sách, quy hoạch,… trong tiết kiệm điện để triển khai ứng dụng trong thời gian đến trên địa bàn thành phố.

- Hiệu quả của tiết kiệm điện cho 05 tủ của dự án so với các thiết bị không ứng dụng công nghệ tiết kiệm điện 85.889kwh/1năm tương đương với số tiền tiết kiệm được 122.998.475 triệu/1năm.

12

Giải pháp xử lý có hiệu quả một số vấn đề chủ yếu có nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong tình hình mớ

Công an tỉnh Kon Tum

Kết quả nghiên cứu đề tài đã hệ thống, tổng quan các vấn đề chung về ổn định chính trị-xã hội trong tình hình mới; quan điểm của Đảng, Nhà nước, đặc điểm tình hình liên quan đến một số vấn đề có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội. Đã đánh giá thực trạng công tác xử lý một số vấn đề chủ yếu có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh từ năm 2000-2013, qua đó đã dự báo và đề xuất các giải pháp xử lý một số vấn đề có nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đề tài đã xây dựng 02 phương án xử lý tình huống đối với hoạt động gây bạo loạn xảy ra trên địa bàn tỉnh; tình huống tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng liên quan đến tranh chấp đất đai xảy ra trên địa bàn tỉnh.

13

Đánh giá tỉ lệ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến nguy cơ nhiễm HPV ở phụ nữ trong độ tuổi 18-60 tại tỉnh Kon Tum

Viện Công nghệ sinh học và môi trường

Kết quả nghiên cứu đề tài đã khảo sát tại 16 xã thuộc 8 huyện và 5 phường, 5 xã thuộc thành phố của tỉnh, với 445 mẫu. Đã xác định tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ tuổi từ 18-60 tuổi tại tỉnh Kon Tum năm 2014 bằng kỹ thuật phân tử: tỷ lệ nhiễm HPV: 6,25%,

Đã đề xuất 12 biện pháp góp phần ngăn chặn nguy cơ nhiễm HPV trên địa bàn tỉnh, các giải pháp đưa ra có tính khả thi để triển khai ứng dụng phục vụ trong thực tiễn công tác quản lý tại Sở Y tế, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội vận dụng để xây dựng kế hoạch kiểm soát ung thư cổ tử cung tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020.

 

Số lượt xem:605

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum





de tai khoa hoc cap tinh








Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


451976 Tổng số người truy cập: 55 Số người online:
TNC Phát triển: