Trình tự thực hiện
|
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng gửi văn bản kèm theo trích lục hồ sơ có liên quan đến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum để có ý kiến về công nghệ; Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và vốn khác: chủ đầu tư gửi hồ sơ của dự án đến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum để có ý kiến về thiết kế công nghệ.
+ Địa chỉ: 68 Lê Hồng Phong, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
+ Thời gian nhận hồ sơ: Sáng từ 7 giờ - 11giờ, chiều từ 13 giờ - 17 giờ các ngày làm việc trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ theo quy định).
- Đối với hồ sơ đầy đủ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
- Đối với hồ sơ không đầy đủ: cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Sở Khoa học và Công nghệ (Phòng Quản lý KH&CN cơ sở) thực hiện thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư; Trong trường hợp dự án đầu tư có nội dung công nghệ phức tạp cần tham vấn chuyên môn,Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện lấy ý kiến của tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập hoặc của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ. Kinh phí tổ chức lấy ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định đầu tư do chủ đầu tư chiệu trách nhiệm và được tính trong tổng mức đầu tư.
- Đối với trường hợp lấy ý kiến của tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập: Sở Khoa học và công nghệ gửi hồ sơ đến chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn độc lập để lấy ý kiến.
- Đối với trường hợp lấy ý kiến Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ: Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ. Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ được thành lập, làm việc theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng phải được lập thành văn bản.
Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Sở Khoa học và Công nghệ.
- Thời gian: Sáng từ 7 giờ - 11giờ, chiều từ 13 giờ - 17 giờ các ngày làm việc trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ theo quy định).
|
Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
|
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị của Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng: Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Khoản 5, Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (đối với Đối với dự án nhóm B,C sử dụng vốn ngân sách nhà nước); hoặc Văn bản đề nghị của chủ đầu tư (Đối với dự án nhóm B,C sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và vốn khác)
- Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Trong hồ sơ dự án đầu tư, nội dung giải trình về sử dụng công nghệ bao gồm:
+ Tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình công nghệ; danh mục, tình trạng, thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ;
+ Sản phẩm, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm;
+ Khả năng đáp ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho dây chuyền công nghệ;
+ Chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật để vận hành dây chuyền công nghệ;
+ Chi phí đầu tư cho công nghệ, máy móc, thiết bị, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Trong trường hợp dự án đầu tư có nội dung công nghệ phức tạp cần tham vấn chuyên môn của tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập hoặc của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ thì số lượng hồ sơ là 07 bộ.
|
Thời gian giải quyết
|
- Đối với dự án nhóm B: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Đối với dự án nhóm C: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trong trường hợp cần gia hạn thời gian có ý kiến về công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc chủ đầu tư về việc gia hạn bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tương ứng.
|
Yêu cầu điều kiện
|
Đối với các dự án đầu tư Theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 13, Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14: Dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có sử dụng công nghệ.
|