banner
Chủ nhật, ngày 5 tháng 1 năm 2025
Triển khai Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về phát triển khoa học và công nghệ, giai đoạn 2021 - 2025
6-4-2021

Thực hiện Kế hoạch số 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và đúng tiến độ. Ngày 02/4/2021, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch số 31/KH-SKHCN để triển khai thực hiện Kế hoạch số 4485/KH-UBND.

 

Theo đó, Kế hoạch đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

 

1. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST)

 

2. Triển khai định hướng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

 

- Nghiên cứu, đánh giá tính thích nghi của một số cây trồng (dược liệu, cây ăn quả,..) phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mở rộng diện tích sản xuất. Nghiên cứu, chọn tạo các giống cây  trồng, vật nuôi chủ lực, nhất là các loại cây dược liệu, cà phê, cao su, rau hoa, giống cỏ, cây ăn quả, gia súc, thủy sản cá nước ngọt,... phù hợp với các vùng sinh thái để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. 

 

Mô hình lan Kim tuyến dưới tán rừng

 

- Tuyển chọn, bổ sung danh mục các loài dược liệu, cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao. Nghiên cứu, ứng dụng các mô hình trồng cây dược liệu, chăn nuôi,... dưới tán rừng, gắn với việc khoanh nuôi tái sinh rừng, tạo sinh kế cho người dân.

 

- Chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong canh tác, phòng trừ sâu bệnh hại để nâng cao hiệu quả sản xuất đối với các loại cây trồng chủ lực của tỉnh như cao su, cà phê, cây dược liệu, rau...

 

- Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao,..

 

- Điều tra, thu thập, đánh giá, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen quý, hiếm, có giá trị cao về kinh tế, khoa học, y dược, môi trường góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

 

- Xác lập và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc thù, có lợi thế của tỉnh.

 

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ mới... trong bảo quản, chế biến, sản xuất thực phẩm và đồ uống; sản xuất phân bón, thức ăn gia súc, thủy sản; sản xuất vật liệu mới,.. phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.

 

- Chuyển giao, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong các lĩnh vực nông nghiệp.

 

- Chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến dược liệu, nông lâm sản; phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất vật liệu mới; công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường... trên địa bàn tỉnh.

 

- Chuyển giao, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong các lĩnh vực: chính quyền điện tử; quản lý đô thị, giao thông; thiên tai; tài nguyên rừng và đất đai; du lịch; quản lý biên giới...

 

- Ứng dụng các thành tựu KH&CN mới, hiện đại trong phòng, chẩn đoán, điều trị một số bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính phổ biến trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp điều trị bệnh kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.

 

- Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, thức uống bổ dưỡng,.. từ các loài dược liệu của tỉnh.

 

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

- Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về tiềm năng, lợi thế và thách thức đối với phát triển nông nghiệp tỉnh Kon Tum, đề xuất giải pháp cụ thể phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.

 

- Nghiên cứu, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để xử lý hiệu quả một số vấn đề xã hội; vấn đề mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội...

 

- Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

 

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm, mô hình du lịch của tỉnh gắn với khu vực tam giác phát triển và các địa phương trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây.

 

3. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN gồm: Hoạt động quản lý công nghệ, phát triển thị trường KH&CN; quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân; sở hữu trí tuệ; phát triển thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN; Hoạt động thông tin và thống kê KH&CN; Quản lý tổ chức KH&CN; hoạt động KH&CN cơ sở; Hoạt động thanh tra, kiểm tra; tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng; Triển khai thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Hỗ trợ đổi mới công nghệ; phát triển tài sản trí tuệ; hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.

 

4. Triển khai các nhiệm vụ phát triển tiềm lực KH&CN

 

5. Thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cơ sở

 

6. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN

 

7. Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN tỉnh; Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN

 

8. Triển khai các nhiệm vụ, dự án KH&CN ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025, cụ thể:

 

- Xây dựng và triển khai các chương trình KH&CN

 

+ Chương trình ứng dụng KH&CN hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu: Ứng dụng, đổi mới công nghệ trong sản xuất, chế biến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

 

+ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch số 436/KH-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh). Mục tiêu: Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum” giai đoạn đến năm 2025

 

+ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của UBND tỉnh). Mục tiêu: Xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp và làng nghề của tỉnh Kon Tum.

 

- Các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên

 

* Lĩnh vực: Khoa học y, dược (phối hợp triển khai thực hiện): Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm (thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng) từ nguồn dược liệu của tỉnh; Xây dựng quy trình công nghệ chiết xuất các dược liệu (Đảng sâm, Sâm Ngọc Linh, nấm dược liệu...) ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng, thức uống bổ dưỡng,...

 

* Lĩnh vực: Khoa học nông nghiệp (phối hợp triển khai thực hiện): Điều tra, thu thập và nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển các nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi bản địa, quý hiếm của tỉnh (giáng hương, trắc, cá niên, bò tót…); Nghiên cứu, chọn tạo một số giống cây trồng, vật nuôi có có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, dược liệu của tỉnh; Chuyển giao, ứng dụng một số công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực nông nghiệp; Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KH&CN xây dựng các mô hình sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản nước ngọt theo hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia, quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập; Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN phát triển các mô hình trồng cây dược liệu, chăn nuôi,... dưới tán rừng, gắn với việc khoanh nuôi tái sinh rừng, tạo sinh kế cho người dân; Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng và phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ

 

 * Lĩnh vực: công nghệ sinh học (phối hợp triển khai thực hiện):

 

+ Chuyển giao, đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm của doanh nghiệp: Công nghệ sản xuất, bảo quản chế biến các loại dược liệu (sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm, Ngũ vị tử, Đương quy,.. Công nghệ sản xuất, chế biến các sản phẩm: cà phê, cao su, mía, sắn… công nghệ sản xuất, sơ chế, bảo quản và chế biến gia súc, gia cầm; Công nghệ sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm thủy sản nước ngọt; Công nghệ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

 

 + Chuyển giao công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt:  Chọn tạo và sản xuất giống cây trồng (các giống dược liệu; rau, hoa; giống cây ăn quả; cà phê, các loại cây lương thực khác...).  Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học; Sản xuất chế phẩm sinh học, phân bón sinh học, giá thể hữu cơ; Sản phẩm kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng; Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu.

 

+ Chuyển giao công nghệ sinh học trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản: Chọn tạo và sản xuất giống gia súc, gia cầm, thủy sản nước ngọt; Các chế phẩm sinh học sử dụng trong xử lý môi trường chăn nuôi gia súc, gia cầm; xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Sản xuất thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản; kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,...) sinh trưởng phục vụ trong sản xuất nông nghiệp./.

Hồng Vân

Số lượt xem:1886

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum















Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


646788 Tổng số người truy cập: 4140 Số người online:
TNC Phát triển: