banner
Chủ nhật, ngày 4 tháng 5 năm 2025
Nâng cao quản lý và phát triển các sản phẩm chủ lực đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận trên địa bàn tỉnh Kon Tum
21-1-2022

Xác định vai trò của đối tượng tài sản trí tuệ (TSTT) là vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách đã được Đảng, Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy việc xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ như: Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;  Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày  22/8/2019 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030. Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ các giai đoạn 2006-2010, 2011-2015, 2016 – 2020 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

 

Tỉnh Kon Tum là địa phương có tiềm năng, lợi thế trong phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực như Sâm Ngọc Linh, rau, hoa xứ lạnh, dược liệu… Đây là thế mạnh và là cơ hội để xây dựng và phát triển thương hiệu giúp nhà sản xuất duy trì được lượng khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tiềm năng, giúp nhà sản xuất đưa sản phẩm thâm nhập thị trường thuận lợi và mở rộng thị trường xuất khẩu và chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đối với các hành vi chỉ dẫn sai lệch nguồn gốc của sản phẩm).

Logo chỉ dẫn địa lý Sâm Ngọc linh Kon Tum

 

Để cụ thể hóa các nội dung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2016-2020. Tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017 – 2020, Thông qua Chương trình hỗ trợ các tổ chức sản xuất, kinh doanh trong tỉnh về tạo lập, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ. Trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm lợi thế có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 02 chỉ dẫn địa lý (“Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ; “Đăk Hà” cho các sản phẩm cà phê Đăk Hà), 11 Nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm: Sâm Ngọc Linh Kon Tum, Cà phê xứ lạnh Kon Tum, Lan kim tuyến Kon Tum. Ý dĩ Kon Tum, Đảng sâm Kon Tum, Ngũ vị tử Kon Tum, Đương qui Kon Tum, Sa nhân tím Kon Tum, Nghệ vàng Kon Tum, Đinh lăng Kon Tum, Nấm linh chi Kon Tum đã được được bảo hộ. Các sản phẩm được bảo hộ cấp Giấy Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng. Bước đầu đã tạo được những ưu thế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân như giá cả tăng cao, thị trường được mở rộng và bước đầu tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng đây là cơ sở tiền đề để tiếp tục phát triển các sản phẩm chủ lực được bảo hộ của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất hàng hoá. Đồng thời, là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh, thúc đẩy cuộc chiến chống gian lận thương mại, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, giúp thúc đẩy tiềm năng phát triển của các nguồn lực địa phương, nâng cao đời sống cộng đồng.

 

Xây dựng thương hiệu đã khó, việc duy trì và phát triển thương hiệu còn khó khăn hơn đó là cả một quá trình diễn ra đòi hỏi phải có sự đầu tư bài bản và lâu dài về tài chính, nhân lực và thời gian. Bên cạnh đó, để duy trì phát triển và quảng bá sản phẩm phải có sự vào cuộc, quan tâm của các cấp, các ngành, sự chủ động vận động của các tổ chức, cá nhân. Để nâng cao quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chủ lực được bảo hộ thật sự trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu, của người tiêu dùng, chúng ta cần thực hiện các công việc sau:

 

Một là, xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở cho công tác quản lý CDĐL,NHCN, cụ thể: Quy chế quản lý và sử dụng CDĐL, NHCN; Quy trình cấp thu hồi, quyền sử dụng CDĐL, NHCN; Quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm CDĐL; Quy trình kỹ thuật sản xuất mang CDĐL, NHCN; Quy chế sử dụng nhãn logo, tem, mac, bao bì sản phẩm mang CDĐL, NHCN.

 

Hai là, Triển khai hoạt động quản lý và khai thác nhãn hiệu chứng nhận: Áp dụng các văn bản, quy định vào thực tế quản lý và sử dụng CDĐL, NHCN; Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các nhà sản xuất về chương trình, kế hoạch xây dựng và quản lý CDĐL, NHCN, phương thức quản lý và sử dụng CDĐL, NHCN, các quy định và thủ tục liên quan đến việc sử dụng NHCN …; Đánh giá, kiểm tra điều kiện sử dụng CDĐL, NHCN của các tổ chức, cá nhân có yêu cầu để cấp quyền sử dụng CDĐL, NHCN; Tổ chức trao quyền sử dụng cho các chủ thể đáp ứng điều kiện sử dụng CDĐL, NHCN; Giám sát việc sử dụng, đình chỉ, hủy bỏ quyền sử dụng NHCN đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; Quản lý và bảo đảm chất lượng sản phẩm mang CDĐL, NHCN thông qua việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng hệ thống tem, nhãn, bao bì sản phẩm; Quản lý giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của từng thành viên (diện tích, sản lượng, địa điểm, năng lực sản xuất …); Xây dựng, quản lý, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm mang CDĐL, NHCN; Nghiêm cứu và tổ chức áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật nhằm đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm mang CDĐL, NHCN.

 

Ba là, Kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng NHCN: Tổ chức giám sát việc tuân thủ Quy chế sử dụng CDĐL,NHCN, kiểm tra quy trình sản xuất, kinh doanh; kiểm tra hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường để đảm bảo sản phẩm cung ứng đến người tiêu dùng đạt chất lượng cao nhất; Bảo vệ và xử lý xâm phạm quyền đối với CDĐL, NHCN; Xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL, NHCN.

 

Bốn là, Triển khai các hoạt động quảng bá NHCN: Tham gia giới thiệu hàng hoá, dịch vụ mang CDĐL, NHCN tại các hội chợ, triển lãm; Xây dựng các chuyên mục phóng sự, chương trình quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (đài phát thanh, đài truyền hình, internet...) để giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ mang CDĐL, NHCN; Thiết kế và vận hành Website giới thiệu và xúc tiến thương mại cho hàng hoá, dịch vụ; Khảo sát thị trường, đăng ký bảo hộ CDDL, NHCN ở nước ngoài; Xây dựng phương án thương mại hoá cho hàng hoá, dịch vụ, thiết lập các kênh, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ở trong và ngoài nước.

Lê Ngọc Hiến

Số lượt xem:1697

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum















Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Khoa học - Công nghệ - Truyền thông  trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


896368 Tổng số người truy cập: 1649 Số người online:
TNC Phát triển: