banner
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Thông báo: Công bố thông tin kết quả đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh năm 2023
9-5-2023

Ngày 8/5/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum ban hành Thông báo số 52/TB-SKHCN về việc công bố thông tin kết quả đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2023.

 

Trên cơ sở kết quả triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh thông qua. Sở Khoa học và Công nghệ thông báo đến các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan về thông tin kết quả 02 đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh biết và đăng ký tiếp nhận kết quả nghiên cứu, cụ thể như sau:

 

(1) Đề tài: Điều tra hiện trạng phân bố, đề xuất giải pháp bảo tồn quần thể loài Bò tót (Bos gaurus) tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

 

(2) Đề tài: Trồng thực nghiệm Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) dưới tán rừng trên một số tiểu vùng sinh thái của tỉnh Kon Tum.

                   

Thông tin đăng ký và tiếp nhận của quý đơn vị, địa phương gửi về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 12/5/2023 để tổng hợp tham mưu lãnh đạo. Chi tiết liên hệ Phòng Quản lý Khoa học qua số điện thoại:  0915350177 (Đ/c Tuấn).

 

Sở Khoa học và Công nghệ thông báo đến các đơn vị, địa phương biết và đăng ký.

 

THÔNG TIN KẾT QUẢ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

 

TT

TÊN ĐỀ TÀI/

DỰ ÁN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ/CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TÓM TẮT KẾT QUẢ

SẢN PHẨM

01

Đề tài: Điều tra hiện trạng phân bố, đề xuất giải pháp bảo tồn quần thể loài Bò tót (Bos gaurus) tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

- CQCT: Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray.

- CNĐT: ThS. Đào Xuân Thủy

- Đề tài đã tiến hành khảo sát 04 khu vực, ở 29 tiểu khu có tổng diện tích khoảng 19.838 ha, bước đầu đã ghi nhận dấu vết ở khu vực nghiên cứu có 02 đàn Bò tót sinh sống, ước có khoảng 12 cá thể phân bố (ở 03 cấp kích thước dấu chân phân bố ở 3 cấp tuổi); khảo sát các điều kiện sinh thái phù hợp cho quần thể Bò tót cư trú; xác định 65 loài thực vật, thuộc 22 họ là thức ăn của Bò tót; xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ bảo tồn và bảo vệ gồm: bản đồ chuyên đề về khu vực, phạm vi hoạt động của Bò tót; mức độ tác động đến loài Bò tót là thông tin khoa học và thực tế nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn hiệu quả loài.

- Đề xuất các nhóm giải pháp đề xuất cho giám sát, bảo tồn quần thể Bò tót ở VQG Chư Mom Ray gồm: (i) nhóm giải pháp về quản lý, bảo tồn; (ii) giải pháp phối hợp với các bên; (iii) giải pháp áp dụng các thành quả NCKH; (iv) nhóm giải pháp về thể chế, chính sách. Trong đó tập trung ưu tiên cho các giải pháp thực tiễn và khả thi cho VQG Chư Mom Ray với nguồn lực sẵn có của đơn vị gồm nhóm giải pháp về quản lý, bảo tồn (gồm các giải pháp tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm lâm luật; kết hợp hoạt động giám sát quần thể loài cùng hoạt động tuần tra rừng; công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, ký cam kết) và nhóm giải pháp áp dụng các thành quả NCKH (gồm tiếp tục triển khai các đề tài/chương trình NCKH phục vụ bảo tồn; triển khai thử nghiệm phục hồi và phát triển sinh cảnh đồng cỏ).

- Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài;

- Báo cáo về hiện trạng phân bố quần thể Bò tót tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray;

- Giải pháp bảo tồn loài Bò tót tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray;

- Bản đồ phân bố loài Bò tót.

02

Đề tài: Trồng thực nghiệm Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) dưới tán rừng trên một số tiểu vùng sinh thái của tỉnh Kon Tum

- CQCT: Viện Dược liệu.

- CNĐT: TS. Nguyễn Văn Khiêm

- Đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng, qua đó để lựa chọn 02 tiểu vùng để triển khai đề tài (gồm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray và lâm phần thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia H’Drai quản lý. Quy mô diện tích mô hình đã xây dựng là 01ha (0,25/mô hình/tiểu vùng x 2 tiểu  vùng).

- Mô hình có tỷ lệ sống >80%; sinh trưởng và phát triển tương đối đồng đều. Qua đánh giá của đề tài, sau 2 năm trồng, năng suất đạt khoảng 0,87-2,11 tấn/ha tại vườn Chư Mom Ray, 0,86-2,01 tấn/ha  và đạt 0,86-2,01 tấn/ha tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia H’Drai.

- Kết quả phân tích chất lượng của 2 mô hình đều đạt so với Dược điển Việt Nam V; hàm lượng Orcinol glycosid cao hơn 0,3% và curculigosid cao hơn 0,1% đạt tiêu chuẩn dược liệu sâm cau.

- Đã hoàn thiện tài liệu kỹ thuật hướng dẫn trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sâm cau dưới tán rừng.

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.

- Tài liệu kỹ thuật trồng cây Sâm cau dưới tán rừng.

Số lượt xem:1714

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum















Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


621495 Tổng số người truy cập: 995 Số người online:
TNC Phát triển: