banner
Thứ 7, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Thông báo về việc công bố thông tin nhiệm vụ KH&CN năm 2022
30-5-2022

Căn cứ Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 31/7/2018 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Kon Tum.

Trên cơ sở kết quả triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh thông qua. Sở Khoa học và Công nghệ thông báo đến các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan về thông tin kết quả 05 đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh để đăng ký tiếp nhận kết quả nghiên cứu, cụ thể như sau:

(1) Đề tài: “Xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Niên trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum”;

(2) Đề tài: “Hoàn thiện quy trình chiết xuất dịch chiết từ Đảng sâm, nấm Đông trùng hạ thảo và đề xuất các sản phẩm ứng dụng trong chế biến”;

(3) Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, cây ăn quả an toàn theo chuỗi giá trị tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum;

(4) Đề tài: “Mô hình  thử nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum”;

(5) Đề tài: “Đánh giá miễn dịch cộng đồng đối với bệnh Bạch hầu trong cộng đồng dân cư tỉnh Kon Tum”

                    (có danh mục tóm tắt thông tin kết quả kèm theo).

Sở Khoa học và Công nghệ thông báo đến các đơn vị, địa phương biết và đăng ký./.

File đính kèm

THÔNG TIN KẾT QUẢ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

 

TT

TÊN ĐỀ TÀI/

DỰ ÁN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ/CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TÓM TẮT KẾT QUẢ

SẢN PHẨM

01

Đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Niên trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum”

- CQCT: Trường Đại học Cần Thơ

- CNĐT: Dương Nhựt Long

Kết quả nghiên cứu đã thu thập, phân tích và định danh qua giải trình tự DNA với tên gọi Onychostoma gerlachi Peters (1881), tên địa phương là cá niên vẩy nhỏ (hay là ĐăkHring). Đã các định được mùa vụ sinh sản của các niên tự nhiên từ tháng 6,7 và kéo dài đến tháng 9,10. Nghiên cứu giải pháp tác động kích thích cá niên sinh sản với tỉ lệ cá sinh sản khá cao, chiếm tỉ lệ 88%, tỉ lệ trứng thụ tinh là 74 - 82%, tỉ lệ nở là 68 - 77%; tỷ lệ sống sau thời gian ương 60 ngày đạt 21,6%. Tiến hành nghiên cứu thử nghiệm nuôi thương phẩm cá niên trong ao đất, năng suất cá nuôi đạt 4.894 ± 558 kg/ha.

Thông qua kết quả đề tài đã xây dựng các quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá niên; Quy trình kỹ thuật nuôi cá niên thương phẩm; Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục cá niên; Quy trình kỹ thuật ương giống cá niên; Quy trình phòng, trị bệnh cá niên; Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững cá niên trên địa bàn tỉnh. Kết quả đề tài có tính khả thi cao để triển khai ứng dụng trong sản xuất. Tại thời điểm kết thúc đề tài, hộ tham gia thực hiện đề tài đã tiếp nhận và làm chủ các quy trình công nghệ của đề tài để triển khai ứng dụng trong sản xuất để cung cấp nguồn cá giống và cá thương phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.

- Báo cáo khoa học kết quả thực hiện đề tài.

- Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá niên.

- Quy trình kỹ thuật nuôi cá niên thương phẩm.

- Quy trình kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục cá niên.

- Quy trình kỹ thuật ương giống cá niên.

- Quy trình phòng, trị bệnh cá niên.

- Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững cá Niên trên địa bàn tỉnh.

 

02

Đề tài: “Hoàn thiện quy trình chiết xuất dịch chiết từ Đảng sâm, nấm Đông trùng hạ thảo và đề xuất các sản phẩm ứng dụng trong chế biến”

- CQCT: Trung Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ khoa học và công nghệ tỉnh Kon Tum,

- CNĐT: Lê Văn Thanh.

Kết quả nghiên cứu đề tài hoàn thiện nghiên cứu các điều kiện chiết xuất dịch chiết từ nấm Đông trùng hạ thảo, Đảng sâm, bao gồm: Điều kiện xử lý, bảo quản nguyên liệu; Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở nguyên liệu; Nghiên cứu các điều kiển chiết xuất dịch chiết; Tối ưu hóa quá trình chiết xuất; Năng cấp lên quy mô pilot với hệ thống chiết xuất, cô đặc dược liệu chân không và hoàn thiện điều kiện bảo quản dịch chiết.

Ứng dụng sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm mẫu từ dịch chiết Đông trùng hạ thảo, Đảng sâm. Bao gồm 03 sản phẩm mẫu trà hòa tan và 03 sản phẩm mẫu nước uống từ dịch chiết Đông trùng hạ thảo và Đảng sâm. Đồng thời, tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng các sản phẩm mẫu. Toàn bộ sản phẩm đều đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm theo các quyết định, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, như: QCVN 8-2:2011/BYT, Quyết định Số 46/2007/QĐ-BYT, QCVN 6-2:2010/BYT. Đề tài đã xây dựng được 2 quy trình chiết xuất dịch chiết từ nấm Đông trùng hạ thảo, Đảng sâm; 03 quy trình sản xuất sản phẩm trà hòa tan; 03 quy trình sản xuất sản phẩm nước uống từ dịch chiết Đông trùng hạ thảo, Đảng sâm. Kết quả nghiên cứu, Hội đồng đã kiến nghị cơ quan chủ trì tổ chức triển khai ứng dụng vào thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất và chế biến các sản phẩm đông trùng hạ thảo và các sản phẩm Đảng sâm.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.

- Quy trình công nghệ sản xuất dịch chiết từ nấm Đông trùng hạ thảo; Đảng sâm.

- Dịch chiết từ Đông trùng hả thảo; Đảng sâm.

- Các sản phẩm mẫu chế biến từ dịch chiết

+ Nước uống từ dịch chiết Đảng sâm.

+ Nước uống từ dịch chiết Đông trùng hạ thảo.

+ Nước uống từ dịch chiết Đảng sâm và Đông trùng hạ thảo.

+ Trà hòa tan từ dịch chiết Đảng sâm.

+ Trà hòa tan từ dịch chiết Đông trùng hạ thảo.

+ Trà hòa tan từ dịch chiết Đảng sâm và Đông trùng hạ thảo.

03

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, cây ăn quả an toàn theo chuỗi giá trị tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

- CQCT: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kon Plông.

- CNĐT: Trương Ngọc Tuyền.

Đã xây dựng 04 nhà màng kiên cố với tổng diện tích 5.000 m2 và đã đi vào sản xuất các chủng loại rau an toàn, trong đó kinh phí các hộ dân tham gia dự án đã đối ứng kịp thời 70% chi phí triển khai các mô hình; hỗ trợ tư vấn, đánh giá cấp chứng nhận VietGAP các chủng loại rau của dự án. Dự án đã hỗ trợ triển khai mô hình sản xuất với 5 chủng loại rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và tiêu chuẩn hữu cơ. Thông qua dự án đã xây dựng được mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm của dự án, một số doanh nghiệp (Công ty TNHH 4 Ways Măng Đen, Công ty TNHH Nông trại xanh An Phú Đà Nẵng, công ty cổ phần Măng Đen Xanh) liên kết bao tiêu toàn bộ. Sản phẩm cam, bưởi của dự án đã được tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Coop Mart Kon Tum, siêu thị An Phú Đà Nẵng.

- Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

- Mô hình trồng các loại rau: quy mô 5.000 m2 rau; 10 ha cây ăn quả (cam bưởi) đạt chứng nhận an toàn thực phẩm (tiêu chuẩn Viet Gap)

- Mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dự án (báo cáo).

- Tài liệu quy trình kỹ thuật sản xuất một số giống rau, quả ứng dụng công nghệ cao thuộc dự án (10 quy trình).

04

Đề tài: “Mô hình  thử nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum”

- CQCT: Công ty TNHH MTV Tá Tiến

- CNĐT: Nguyễn Hữu Tá.

Kết quả nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các điều kiện nuôi, chất lượng nguồn nước các ao nuôi đảm bảo các điều kiện để triển khai đề tài. Kết quả qua 2 năm nuôi thử nghiệm, mô hình đạt tổng sản lượng 5.155 kg tôm thương phẩm, khối lượng trung bình khoảng 70g/con sau 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống trung bình 50,3%, năng suất nuôi đạt 0,5 kg/m2 (tương đương khoảng 5 tấn/ha), hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình 2,0; tỷ suất lợi nhuận trung bình 48%. Thông qua kết quả đề tài đã xây dựng quy trình tài liệu kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất tại tỉnh Kon Tum. Kết quả đề tài được 3 Hội đồng đánh giá có tính khả thi cao để triển khai ứng dụng vào sản xuất, bổ sung vào cơ cấu nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

-       - Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.

-                    - Quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất tại tỉnh Kon Tum.

05

Đề tài: “Đánh giá miễn dịch cộng đồng đối với bệnh Bạch hầu trong cộng đồng dân cư tỉnh Kon Tum”

- CQCT: Viện Vệ sinh dịch tễ tây Nguyên

- CNĐT: Lê Văn Tuấn.

Kết quả đề tài đã thu thập, xét nghiệm mẫu và phân tích xác định kháng thể kháng độc bạch hầu trên địa bàn tỉnh. Qua nghiên cứu đã xác định tỷ lệ không có kháng thể bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu trong cộng đồng dân tỉnh Kon Tum là 36,0%. Viện Vệ sinh dịch tễ đã đề xuất Bộ Y tế triển khai chiến dịch tiêm văcxin Td phòng, chống dịch bệnh bạch hầu trên địa tỉnh Kon Tum và Khu vực Tây Nguyên, đến nay  chiến dịch đã được triển khai, tỉnh Kon Tum đã hoàn thành, với tỷ lệ đạt 90%. Đề tài đã đề xuất các giải pháp phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Kon Tum, có tính khả thi để triển khai ứng dụng trong công tác chỉ đạo phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.

-       - Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài.

- Báo cáo tỷ lệ miễn dịch cộng đồng đối với bệnh bạch hầu trong cộng đồng dân cư đang sinh sống tại tỉnh Kon Tum.

- Báo cáo hiệu giá kháng thể kháng độc tố bạch hầu theo giới tính, dân tộc, nhóm tuổi, nghề nghiệp, tình trạng tiêm chủng vắc xin.

- Đề xuất giải pháp phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

 

Số lượt xem:102330

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum





de tai khoa hoc cap tinh








Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


551126 Tổng số người truy cập: 711 Số người online:
TNC Phát triển: