banner
Thứ 6, ngày 27 tháng 12 năm 2024
Các yếu tố dịch tể xác định mức nguy cơ và các giải pháp tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19
1-6-2021

Ngày 31/5/2021, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ban hành Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG về việc ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19”

 

Theo đó, các địa phương phải nắm bắt chính xác tình hình, đánh giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức “Nguy cơ rất cao”, “Nguy cơ cao”, “Nguy cơ”, “Bình thường mới” cho từng địa bàn, từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc, có tính tới các yếu tố khu vực liên xã, liên huyện, liên tỉnh.

 

Về các yếu tố dịch tễ cơ bản được xác định mức độ nguy cơ, cụ thể như sau:

 

1. Mức “ Nguy cơ rất cao: Khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:

 

Cấp xã: Có chùm F0 chưa rõ nguồn lây hoặc  có F0 xác định được nguồn lây lây nhiễm từ khu công nghiệp, trường học, siêu thị lớn và các khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.

 

- Tại cấp huyện: Có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện hoặc có 50% số xã trở lên có nguy cơ cao hoặc có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 50% số xã.

 

- Tại cấp tỉnh: Có trên 30% số huyện có nguy cơ rất cao và nằm rải rác trên địa bàn tỉnh hoặc có 50% số huyện trở lên có nguy cơ cao hoặc có ổ dịch lớn khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 50% số huyện và lây sang tỉnh khác

 

2. Mức “Nguy cơ cao”: Những xã, huyện, tỉnh chưa thuộc mức “Nguy cơ rất cao” nhưng được đánh giá là có mức “Nguy cơ cao” khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau

 

Cấp xã:  Có F0 chưa rõ nguồn lây hoặc Có F0 xác định được nguồn lây trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện… có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc Liền kề với xã hoặc địa bàn có điều kiện qua lại thuận tiện được đánh giá nguy cơ rất cao.

 

Cấp huyện: Có 30% số xã trở lên có nguy cơ cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện hoặc có 50% số xã trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 1 xã có nguy cơ rất cao hoặc Có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 20% số xã hoặc Có khu công nghiệp, cơ sở sản xuất quan trọng (theo chỉ đạo của cấp tỉnh) cần phải bảo vệ tuyệt đối an toàn, tiếp giáp với khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.

 

- Cấp tỉnh:  Có 50% số huyện trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 2 huyện trở lên ở mức độ nguy cơ cao hoặc có 1 huyện có nguy cơ rất cao hoặc Diễn biến dịch có tình huống bất thường chưa lường trước được trong khi năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều trị chưa đảm bảo và chưa đáp ứng được ngay, cần tạm thời đặt trong trạng thái nguy cơ cao hơn.

 

3. Mức “Nguy cơ”: Những xã, huyện, tỉnh chưa thuộc mức “Nguy cơ cao” nhưng được đánh giá là mức “Nguy cơ” khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:

 

- Cấp xã: Có F0 xác định được nguồn lây trong cộng đồng hoặc Có F1, người đi về từ vùng dịch trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện… có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc Liền kề với xã hoặc địa bàn nguy cơ cao và có điều kiện qua lại thuận tiện hoặc Có nguy cơ xâm nhập cao từ nhập cảnh trái phép và cách ly nhiều.

 

- Cấp huyện:  Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người hoặc Có xã ở mức độ nguy cơ rất cao hoặc 20% xã có nguy cơ cao hoặc 30% xã có nguy cơ

 

- Cấp tỉnh: Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người hoặc Có từ 20% số xã ở mức độ có nguy cơ hoặc 50% số huyện có nguy cơ hoặc 30% số huyện có nguy cơ cao hoặc có từ 2 huyện có nguy cơ rất cao.

 

4. Mức độ bình thường mới: Những xã, huyện, tỉnh không thuộc các mức trên

 

Về các giải pháp bắt buộc tương ứng với các mức độ nguy cơ:

 

1. Đối với mức “Bình thường mới”:

 

a) Đối với cá nhân: Thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế).

 

b) Đối với tổ chức, đơn vị: Thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn của Bộ Y tế, tự đánh giá và cập nhật trên hệ thống antoancovid.vn

 

c) Đối với chính quyền: Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm điểm a và b, mục 1, phần IV của Quy định này và không cho phép hoạt động của các tổ chức không đảm bảo an toàn.

 

2. Đối với mức “Nguy cơ”: Ngoài các giải pháp như đối với mức “Bình thường mới” thì phải thực hiện các giải pháp sau:

 

a) Thực hiện truy vết, khoanh vùng, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

 

b) Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dễ bị lây nhiễm như: vũ trường, karaoke, quán bar, mát xa,..

 

c) Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với những người có nguy cơ (ngoài các đối tượng đã được quy định trước đây).

 

d) Hạn chế các hoạt động tập trung đông người. Đối với các sự kiện bắt buộc phải tổ chức thì cơ quan tổ chức phải đảm bảo đầy đủ các quy định của cơ quan y tế trên địa bàn. Lễ hiếu, hỉ, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phải được các cơ quan y tế giám sát chặt chẽ và phải hạn chế tổ chức ăn uống.

 

3. Đối với mức “Nguy cơ cao”: Ngoài các biện pháp như tại mức “Nguy cơ” thì phải thực hiện các biện pháp sau:

 

a) Dừng các hoạt động tập trung từ 30 người trở lên, trường hợp cần thiết phải tổ chức thì phải được cấp tỉnh hoặc trung ương cho phép và cấp, cơ quan, cá nhân tổ chức phải chịu trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối an toàn. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m tại nơi công cộng.

 

b) Giảm mật độ giao thông, số lượng người trên các phương tiện giao thông công cộng.

 

c) Giảm số người làm việc tại cơ quan, công sở; tăng cường làm việc trực tuyến.

 

d) Điều chỉnh lịch học; trường hợp cần phải điều chỉnh vượt quá khung kế hoạch thời gian năm học thì phải thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

đ) Thực hiện khai báo y tế bắt buộc với toàn bộ người dân trên địa bàn.

 

4. Đối với mức “Nguy cơ rất cao”: Ngoài các giải pháp như đối với mức “Nguy cơ cao” thì phải thực hiện các giải pháp sau:

 

a) Đánh giá nguy cơ và áp dụng các biện pháp cách ly y tế (phong tỏa) vùng có dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 đối với những vùng dịch diễn biến phức tạp, các yếu tố dịch tễ khó kiểm soát và dịch có nguy cơ lây lan rộng.

 

b) Áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung (khu vực phong tỏa) ngay tại khu vực, địa điểm có đông người lao động là người có tiếp xúc gần phải cách ly tập trung (F1) lưu trú (ký túc xá, nhà trọ tập trung đông công nhân); đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định như đối với khu cách ly y tế tập trung. Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định.

 

c) Áp dụng các hoạt động giãn cách xã hội trong vòng 14 ngày trên phạm vi toàn địa bàn,

 

d) Không ngăn sông cấm chợ. Các phương tiện chuyên chở nông sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa được hoạt động nhưng phải tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch. Các phương tiện chở người từ các tỉnh khác được phép đi qua nhưng không được dừng đón, trả khách trên địa bàn.

 

Ngoài ra, các giải pháp bổ sung, nâng cao: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn quyết định hoặc giao cho UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện các giải pháp bổ sung hoặc ở mức cao hơn so với các giải pháp trên để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn:

 

1. Quy định về hoạt động tập trung đông người như dừng thay vì hạn chế, giảm số người tham gia các sự kiện,…

 

2. Quy định về hạn chế giao thông công cộng, phương tiện cá nhân.

 

3. Quy định về các loại hình kinh doanh được phép hoặc phải hạn chế, phải tạm dừng hoạt động.

 

4. Quy định về các hoạt động văn hóa, thể thao,… được phép hoặc phải hạn chế, phải tạm dừng hoạt động.

 

5. Quy định về hạn chế số người tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm.

 

6. Quy định về hoạt động của các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công và cung cấp dịch vụ công trên địa bàn.

 

7. Các giải pháp khác phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn.

 

Các giải pháp cần được thông tin, tuyên truyền đầy đủ về sự cần thiết, nội dung, thời hạn thực hiện trước khi triển khai nhằm tạo sự đồng thuận và huy động nhân dân tham gia thực hiện nhằm bảo đảm yêu cầu chống dịch đồng thời ổn định đời sống xã hội./.

 

Dowload file Tại đây

Số lượt xem:1119

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum















Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


627761 Tổng số người truy cập: 8810 Số người online:
TNC Phát triển: