banner
Thứ 2, ngày 25 tháng 11 năm 2024
EVFTA và bài toán sở hữu trí tuệ
30-3-2020

Nếu các doanh nghiệp “thờ ơ” với vấn đề sở hữu trí tuệ thì sẽ không có “cửa” đưa sản phẩm vào thị trường EU.

Cơ hội…

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn là dấu mốc mới trên hành trình cải cách và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời tạo cơ hội lớn để doanh nghiệp nước ta đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường như hiện nay.

EVFTA tạo cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường.

Ngay sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực, châu Âu sẽ dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, Việt Nam xóa bỏ 48,5% tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam, sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, khơi thông dòng chảy mới về thương mại giữa chúng ta với một thị trường có sức mua lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ, mà với Hoa Kỳ thì chúng ta chưa có hiệp định thương mại tự do), tạo điều kiện cho cả người dân Việt Nam và Châu Âu có thể tiếp cận những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao và giá rẻ. 

Với sự tham gia của các đối tác châu Âu, chúng ta kỳ vọng, giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ của những công đoạn sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, nỗ lực vươn tới những chuẩn mực quốc tế về quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp, về lao động, môi trường… cũng sẽ tạo ra nguồn năng lượng mới cho chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

… luôn đi kèm thách thức

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp, cơ hội luôn đi kèm thách thức bởi lẽ với quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để tận dụng được lợi thế từ EVFTA đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chính các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường.

Trước tiên, doanh nghiệp phải nắm rõ quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, biện pháp phòng vệ thương mại, hay việc tìm hiểu về các đối tác, bạn hàng bên EU. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề về sở hữu trí tuệ trong cam kết của hiệp định. Đó là các cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, chỉ dẫn địa lý... với mức bảo hộ cao hơn so với Hiệp định thương mại thế giới (WTO).

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được EU bảo hộ từng suýt mất thương hiệu do bị một công ty có địa chỉ tại Mỹ sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa. 

Cục Xuất Nhập khẩu cũng kêu gọi các doanh nghiệp dịch vụ logistics (đặc biệt là các doanh nghiệp có kho lạnh) hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông, thủy sản và trái cây thông qua việc ưu tiên bảo quản các loại trái cây đã chính vụ thu hoạch đang chờ xuất khẩu; giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa trong khả năng.

Riêng với tuyến phía Tây và phía Tây Nam, trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các nước đã bắt đầu áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn tại cửa khẩu biên giới đất liền, hạn chế và thậm chí ngừng hẳn việc cho phép công dân qua lại biên giới. Từ đây, phát sinh hiện tượng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu ở các tỉnh giáp biên giới.

Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản gửi Ban Chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh COVID-19 đề nghị giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương xây dựng quy trình về kiểm dịch y tế đối với người và phương tiện vận tải tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không để thống nhất áp dụng trên toàn quốc theo hướng bảo đảm yêu cầu của phòng chống dịch bệnh nhưng không gây ảnh hưởng quá mức cần thiết đến lưu thông hàng hóa qua biên giới.

Đồng thời, giao UBND các tỉnh biên giới phía Tây, phía Tây Nam làm việc với chính quyền địa phương phía bạn để thống nhất áp dụng ngay sau khi có quy trình thống nhất.

Theo Vietq.vn

 

 

Số lượt xem:819

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum





de tai khoa hoc cap tinh








Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


555226 Tổng số người truy cập: 2351 Số người online:
TNC Phát triển: