Ba rào cản trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu được PGS. TS Phan Tiến Dũng, Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chỉ ra trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Tại Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam - nơi một năm có hàng nghìn công trình công bố quốc tế và gần 100 bằng độc quyền phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích, tuy nhiên con số thương mại hóa kết quả không nhiều.
Ông Dũng cho biết lý do đầu tiên các đề tài và kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước chịu sự chi phối bởi các quy định, chính sách chưa đồng bộ. Ví dụ, kết quả nghiên cứu thuộc quyền sở hữu Nhà nước, nhưng việc triển khai lại do các nhà khoa học thực hiện. Tuy nhiên, vì kết quả này không được giao quyền sở hữu cho đơn vị chủ trì hoặc nhà khoa học, họ không thể thương mại hóa một sản phẩm mà họ không thực sự sở hữu.
Thứ hai, quy định về định giá công nghệ cũng là một rào cản. Việc định giá một sản phẩm cụ thể, hữu hình đã khó, định giá một sản phẩm vô hình còn phức tạp hơn. Hiện nay, chưa có tổ chức chuyên nghiệp nào đảm nhiệm việc này, trong khi ở các nước khác, tổ chức định giá thường mang tính tư vấn, còn quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người mua và người bán.
Thứ ba, quy định về phân chia lợi nhuận sau thương mại hóa cũng chưa thống nhất. Luật Khoa học và Công nghệ quy định tác giả được hưởng tối thiểu 30% lợi nhuận, trong khi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi chỉ cho phép hưởng 15 - 20% nếu có đăng ký sáng chế. Nghị định 70 quy định nếu kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, lợi nhuận sẽ được hoàn trả cho Nhà nước theo tỷ lệ đóng góp ngân sách. Nếu Nhà nước tài trợ 100%, toàn bộ lợi nhuận phải nộp lại, khiến các nhà khoa học không được hưởng gì. "Điều này không khuyến khích họ tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu", ông Dũng nói.
Ngoài ra, theo Luật Ngân sách Nhà nước, nếu một đơn vị nghiên cứu thương mại hóa thành công và thu lợi nhuận, khoản này sẽ bị trừ vào ngân sách đầu tư năm sau. "Điều này không tạo động lực khuyến khích các đơn vị tiếp tục thương mại hóa, vì họ có thể mất công triển khai nhưng lại không được hưởng lợi, thậm chí còn bị cắt giảm đầu tư", PGS Dũng nhìn nhận.
Ông dẫn thêm, ở các nước khác, những đơn vị nghiên cứu thương mại hóa thành công thường được Nhà nước ưu tiên đầu tư thêm. Ngược lại, chính sách hiện nay của Việt Nam vô tình tạo ra tâm lý "ngồi yên vẫn được hưởng lợi", thay vì khuyến khích các nhà khoa học tích cực thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Các kỹ sư Việt Nam thiết kế vệ tinh NanoDragon. Ảnh:VNSC
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 451.177px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">
