banner
Thứ 6, ngày 3 tháng 1 năm 2025
Nghiên cứu, hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chứng nhận sản phẩm theo các Chương trình chứng nhận CE-Marking, UL, RoHS
18-4-2024

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%. Nhóm mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là điện thoại các loại và linh kiện, tính đến hết tháng 12/2019, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt mốc kỷ lục 51,38 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU (28 nước) đạt 12,36 tỷ USD, giảm 7,1%; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 8,9 tỷ USD, tăng 64,3%; sang thị trường Trung Quốc đạt 8,29 tỷ USD, giảm 11,9%; sang Hàn Quốc đạt 5,15 tỷ USD, tăng 13,5 %... so với năm 2018…

Xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2019 đạt 32,85 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước. Tính đến hết tháng 12/2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 14,85 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018 và chiếm 45,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; thị trường EU (28 nước) tiêu thụ 4,33 tỷ USD, tăng 4%; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 3,99 tỷ USD, tăng 4,7%; thị trường Hàn Quốc tiêu thụ 3,35 tỷ USD, tăng 1,7%; Trung Quốc tiêu thụ 1,59 tỷ USD, tăng 3,5%...

Chính vì khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng dẫn đến nhu cầu chứng nhận CE-Marking, UL, RoHS để có thể xuất khẩu sang các quốc gia như Mỹ, EU, Hàn Quốc gia tăng. Vì vậy, việc hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong nước về các chứng nhận CE-Marking, UL, RoHS hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Trên cơ sở nghiên cứu về chương trình CE-Marking, UL và RoHS có thể thấy chứng nhận CE- Marking và RoHS là bắt buộc đối với sản phẩm để vào thị trường EU. Còn với thị trường Hoa Kỳ và Bắc Mỹ cũng như một số thị trường khác thì chứng nhận UL là điều kiện cần thiết để sản phẩm được lưu thông dễ dàng trên thị trường. Tuy nhiên những hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp có thể xin chứng nhận theo các chương trình chứng nhận CE-Marking, UL và RoHS ở Việt Nam hiện nay gần như chưa có. Các cơ quan quản lý cũng đã có những hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận các chương trình chứng nhận trên nhưng chỉ dừng lại ở mức khái niệm. Vì thế, TS. Bùi Bá Chính và các cộng sự tại Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chứng nhận sản phẩm theo các Chương trình chứng nhận CE-Marking, UL, RoHS” từ năm 2018 đến năm 2020.

Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợ được các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua hàng rào kỹ thuật (TBT) khi xuất khẩu hàng hóa trên thị trường Quốc tế đặc biệt là khu vực châu Âu, Bắc Mỹ; và xây dựng được đội ngũ chuyên gia có năng lực tư vấn về các chương trình chứng nhận CE- Marking, UL và RoHS.

Đề tài đã xây dựng bộ khung chương trình đào tạo dành cho doanh nghiệp về chứng nhận CE-Marking, UL, RoHS, là sản phẩm kết tinh để sử dụng đào tạo doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo là cơ sơ để các doanh nghiệp và đối tượng quan tâm sử dụng như nguồn tài liệu trong việc tìm kiếm các thông tin về các loại chứng nhận nêu trên. Đề tài đã hoàn thành nội dung đào tạo nhằm hướng dẫn cho 200 lượt học viên là các doanh nghiệp có nhu cầu chứng nhận CE-Marking, UL và RoSH theo thuyết minh ban đầu.

Trong quá trình hướng dẫn 6 doanh nghiệp, các tác giả đã xuống doanh nghiệp thực hiện đánh giá về năng lực, khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó lên các phương án hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp cải thiện các điểm hạn chế trong hệ thống để có thể đáp ứng các yêu cầu của chứng nhận CE-Marking, UL, RoHS. Bên cạnh đó, để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về chương trình chứng nhận, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đào tạo tại chỗ cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động chứng nhận sản phẩm như trên.

Việc triển khai đề tài là vô cùng cấp bách và cần thiết, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận và nắm bắt được nội dung, cũng như cách thức triển khai chứng nhận sản phẩm theo các chương trình như CE-Marking, UL và RoHS. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tránh được các nguy cơ như một số công ty của Trung Quốc bị Hải quan các nước châu Âu tịch thu sản phẩm hoặc trả lại vì không hiểu bản chất chứng nhận CE- Marking nên có những hành động phạm luật như tự gắn các logo CE lên sản phẩm của họ hoặc cung cấp giấy tự công bố.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19642/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Link liên kết nguồn: https://www.vista.gov.vn/vi/news/ket-qua-nghien-cuu-trien-khai/nghien-cuu-huong-dan-doanh-nghiep-viet-nam-thuc-hien-chung-nhan-san-pham-theo-cac-chuong-trinh-chung-nhan-ce-marking-ul-rohs-8429.html

Số lượt xem:776

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum















Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


639805 Tổng số người truy cập: 695 Số người online:
TNC Phát triển: