banner
Thứ 2, ngày 25 tháng 11 năm 2024
Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia để phát triển Chính phủ điện tử
11-12-2019

Đã có 27 đề tài nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm CNTT phục vụ Chính phủ điện tử từ năm 2017 đến nay với kinh phí hơn 155 tỷ đồng.

Ngày 10/12, Bộ KH&CN đã tổ chức hội thảo “Sơ kết chương trình nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ chính phủ điện tử, mã số KC01/16-20 giai đoạn 2016 - 2020, định hướng giai đoạn 2021 - 2025 ".

Theo đó, tính đến nay đã có 33 nhiệm vụ được Bộ KH&CN phê duyệt. Trong đó, 27 nhiệm vụ đã được phân bổ ngân sách và cá nhân chủ trì thực hiện, còn 6 nhiệm vụ không tuyển chọn được đơn vị chủ trì. Các nhóm nghiên cứu phần lớn tập trung ở miền Bắc (23), miền Trung (4) và miền Nam (1), số lượng đề tài còn hạn chế.

Theo báo cáo của PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Chủ nhiệm chương trình, dự kiến các nhiệm vụ KHCN đã được giao có thể đáp ứng khoảng 80% mục tiêu, nội dung nghiên cứu và sản phẩm cho chương trình KC.01. Công nghệ được sử dụng trong các nhiệm vụ thuộc Chương trình chủ yếu bao gồm BigData, IoT, trí tuệ nhân tạo... Không chỉ vậy, Chương trình cũng có các đề tài tạo ra thiết bị chuyên dụng phục vụ cho Chính phủ, các thiết bị mạng viễn thông, bảo mật phần mềm...

Ông Thắng cũng cho biết, 18% nhiệm vụ được Bộ KH&CN phê duyệt giao tổ chức chủ trì là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, 30 % số nhiệm vụ đang được triển khai hiện đã được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các công nghệ, sản phẩm phần cứng, dịch vụ này được nhận định là có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng đánh giá giai đoạn 2021-2025 sẽ gặp một số thách thức, nhất là về công nghệ. Hiện nay, các công nghệ lõi và ứng dụng CNTT phát triển rất nhanh. Việc kịp thời nghiên cứu, phát triển những công nghệ như AI, Blockchain, IoT là hết sức cấp thiết và đòi hỏi đầu tư lớn.

Cùng với đó là những thách thức về mặt thể chế, cơ sở pháp lý đầy đủ hay như thách thức đến từ việc triển khai đồng bộ các kết quả nghiên cứu. Ông Thắng nhấn mạnh, việc đề xuất nhiệm vụ tiếp theo thuộc Chương trình KC01 cần cân nhắc và xem xét để đảm bảo tính đồng bộ.

Để làm rõ điều này, ông Dương Anh Đức, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM, cho biết sau giai đoạn 1, mặc dù TP.HCM phát triển Chính quyền điện tử dựa trên nền tảng cũ những cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, đang ban hành cơ chế cho việc sử dụng dữ liệu mở, đồng thời thành lập các trung tâm điều hành.

Ông Đức cũng chỉ ra một số hạn chế trong việc triển khai đô thị thông minh và chính quyền điện tử tại TP.HCM như triển khai chữ ký số còn bất cập, hay như văn bản cần số hóa khiến lượng công việc có thể tăng gấp 2 lần so với trước đây.

Đối với chương trình KC01, ông Đức kỳ vọng có thêm nhiều các đề tài về chính sách, hệ thống tiêu chuẩn cũng như quy hoạch hệ thống… Đây cũng chính là một trong nội dung quan trọng trong giai đoạn 2021-2015 của Chương trình KC01 nhằm tiến tới xây dựng Luật Chính phủ điện tử.

Link liên kết nguồn:http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/xay-dung-tieu-chuan-quoc-gia-de-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-c7a748009.html

Theo khampha.vn

Số lượt xem:871

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum





de tai khoa hoc cap tinh








Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


555907 Tổng số người truy cập: 3683 Số người online:
TNC Phát triển: