Ngày 27/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh dự án: “Đánh giá tính thích nghi của loài Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis) ở tỉnh Kon Tum” ,Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế , Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thị Thúy Hằng.
Thành phần tham dự Hội đồng: ông Đoàn Trọng Đức – PGĐ Sở KH&CN, Phó chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc hợp, cùng các thành viên tham dự Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng Kon Tum, UBND huyện KonPlong, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đăk Hà; đại biểu mời tham dự có Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plong và Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà cùng đại diện các phòng, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN.
Quang cảnh cuộc họp Hội đồng tư vấn, nghiệm thu
Tại cuộc họp, Đại diện Cơ quan chủ trì báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài. Theo đó, đến thời điểm báo cáo, cơ quan chủ trì đã thực hiện đảm bảo các nội dung và hoàn thành mục tiêu đề ra của của đề tài gồm: - Đánh giá hiện trạng toàn tỉnh Kon Tum có 512,9 ha rừng trồng Giổi ăn hạt phân bố trên địa bàn 8 huyện/thành phố với hai phƣơng thức trồng chủ yếu: trồng thuần (chiểm tỷ lệ 81,2%) và trồng xen với Sắn, Cà phê (18,8%). Tình hình sinh trưởng sau 12 tháng trồng của các mô hình ở xã Măng Cành, huyện Kon Plông tốt hơn các mô hình trồng ở xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông và xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà. Trong đó, mô hình trồng Giổi ăn hạt xen với Cà phê ở xã Măng Cành có tỷ lệ sống và sinh trƣởng về Doo, Hvn và Dt đều cao hơn so với các mô hình còn lại. Dựa vào 7 nhân tố sinh thái để phân hạng vùng tiềm năng phát triển Giổi ăn hạt thì diện tích ở mức độ rất phù hợp và phù hợp chiếm rất thấp, lần lượt là 4,1% và 3,8%, trong khi đó diện tích ở mức độ không phù hợp chiếm tới 71,2%.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã đề ra 4 giải pháp phát triển trồng rừng gỗ Giổi ăn hạt trên địa bàn tỉnh Kon Tum: (1) Quy hoạch vùng phát triển rừng trồng Giổi ăn hạt; (2) Hỗ trợ đầu tƣ và hỗ trợ tín dụng trồng rừng Giổi ăn hạt cho các hộ gia đình; (3) Xây dựng hệ thống liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp chế biến và hộ trồng Giổi ăn hạt; và (4) Giải pháp về kỹ thuật.
Trên cơ sở kết quả đạt được của nhóm nghiên cứu đề tài, các thành viên Hội đồng tiến hành thảo luận, góp ý kiến và yêu cầu cơ quan chủ trì giải trình để làm rõ một số nội dung của đề tài. Cơ quan chủ trì đã giải trình một số nội dung tiếp thu chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của các thành viên hội đồng và tiến hành hoàn thiện lại báo cáo tổng kết
Kết thúc cuộc họp, các thành viên hội đồng đã thống nhất nghiệm thu bằng hình thức bỏ phiếu theo quy định với kết quả: đạt./.