Tại Điều 12 Luật trồng trọt ban hành ngày 19/11/2018 quy định thực hiện Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng gồm các hoạt động:
- Điều tra, thu thập, lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng;
- Giải mã gen, đánh giá chỉ tiêu nông học, sinh học và giá trị sử dụng nguồn gen giống cây trồng;
- Thiết lập và chia sẻ dữ liệu, hệ thống thông tin tư liệu và nguồn gen giống cây trồng.
Sau đó, Chính phủ quy định chi tiết việc bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và ban hành Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu (the Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ ), cụ thể như sau:
1. Nguồn gen giống cây lương thực
- Nguồn gen các giống lúa: Nếp Cẩm, nếp cái Hoa vàng, nếp Tú Lệ, lúa Tám, Dự hương, Nàng thơm Chợ đào.
- Dòng bố, mẹ của các tổ hợp lúa lai.
- Dòng bố, mẹ của các tổ hợp ngô lai.
2. Nguồn gen giống cây công nghiệp và cây ăn quả (trừ hạt trong quả xuất khẩu)
1. Nguồn gen giống chè: Các giống chè Shan bản địa.
2. Nguồn gen giống cam: Cam Bù, cam Bố Hạ, cam Xã Đoài, cam Đường Canh.
3. Nguồn gen giống bưởi: Bưởi Năm roi, Thanh Trà, Phúc Trạch, Đoan Hùng, Phú Diễn, Da xanh.
4. Nguồn gen giống nhãn: Nhãn lồng Hưng Yên, nhãn tiêu Da bò, nhãn Xuồng cơm vàng.
5. Nguồn gen giống vải thiều: Vải thiều Thanh Hà, vải thiều Hùng Long.
6. Nguồn gen giống xoài: Xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu.
7. Nguồn gen giống mơ: Mơ Hương Tích.
8. Nguồn gen giống thanh long: Các giống thanh long bản địa.
9. Nguồn gen giống sầu riêng: Sầu riêng Chín hóa, sầu riêng Ri-6.
10. Sâm Ngọc Linh.
hbnguyet