Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa ban hành Chương trình số 3566/CTr-UBND ngày 4/10/2021 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Theo đó, nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành, tạo sự thống nhất để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại: Kế hoạch số 4661/KH-UBND ngày 18/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum ban hành theo Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Chương trình số 2909/CTr-UBND ngày 18/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ngoài ra, cần chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:
1. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch Covid-19; chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, sự điều hành của chính quyền; tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Giữ vững tình hình an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho Nhân dân trong mọi tình huống. Thực hiện kịp thời, đảm bảo quy định về việc tiêm vắc xin.
2. Tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 để góp phần thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021của Quốc Hội khóa XV và Kế hoạch số 3074/KH-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP.
3. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, sinh thái, hữu cơ, công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển thị trường và thúc đẩy tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm chủ lực, có tiềm năng của tỉnh.
4. Cơ cấu lại các nguồn năng lượng theo hướng phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đáp ứng yêu cầu phát triển; thực hiện chương trình tiết kiệm điện trong sản xuất, truyền tải và phân phối; bảo đảm an toàn và chống thất thoát điện. Phát triển thương mại điện tử hài hòa với thương mại truyền thống. Tập trung thu hút, đầu tư phát triển một số loại hình hạ tầng thương mại có tính chất trọng tâm, trọng điểm như hệ thống chợ đầu mối cấp vùng nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua; các trung tâm logistics nhằm hỗ trợ tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa nông sản.
5. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý trật tự xây dựng; kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình theo phân cấp trên địa bàn tỉnh.
6. Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc, gắn với biểu tượng và khẩu hiệu du lịch Kon Tum “Trải nghiệm văn hóa - Khám phá thiên nhiên” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 887/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2021. Xây dựng du lịch thông minh nhằm hình thành hệ sinh thái du lịch và tạo lợi ích tương hỗ giữa 3 đối tượng du khách, chính quyền, doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý hoạt động du lịch văn hóa có yếu tố tín ngưỡng, sinh thái, lịch sử.
7. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các ngành, lĩnh vực theo chốt, các dự án lớn, trọng điểm, kết nối vùng, liên vùng, tạo sự liên kết, hiệu ứng lan tỏa, gia tăng động lực tăng trưởng. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt trên 90% kế hoạch. Chấn chỉnh công tác quản lý, triển khai dự án đầu tư, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, phù hợp với quy hoạch, theo đúng các tiêu chí lựa chọn, sàng lọc dự án.
8. Quan tâm đầu tư thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Sớm hoàn thành việc xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quan trọng và nền tảng kết nối, chia sẻ quốc gia, trung tâm dữ liệu của tỉnh, đô thị thông minh kết nối đồng bộ và thống nhất. Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu của tỉnh, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin.
9. Đẩy mạnh triển khai có chất lượng dạy học ngoại ngữ các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác dạy và học. Triển khai hiệu quả các Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.
10. Xây dựng, từng bước hoàn thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân; chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc do dịch bệnh, đảm bảo kịp thời, thực chất, hiệu quả.
11. Đẩy mạnh hơn nữa trong công tác phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm soát quyền lực và tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát; tạo sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của cấp dưới. Làm tốt công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng người có đức, có tài; “cần, kiệm, liên, chính”, “chí công vô tư”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ, nhất là các vị trí lãnh đạo. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và lề lối làm việc trong các cơ quan, đơn vị, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
12. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, xử lý công việc trên môi trường mạng, đảm bảo đồng bộ trong triển khai, thực hiện ở cả các cấp hành chính.
13. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh theo đúng phương châm “phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm, đảm bảo quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân găn với nên an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, mẫu chốt là xây dựng “thế trận long dân” vững chắc làm nên tảng cho sự nghiệp bào vệ Tổ quốc.
14. Tiếp tục chú trọng triển khai công tác ngoai giao kinh tế, phục vụ phát triển; mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa, đối ngoại nhân dân, nhằm phục vụ thiết thực các lợi ích an ninh và phát triển đất nước./.