Ngày 22/8/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 2751/KH-UBND về thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”trên địa bàn tỉnh Kon Tum”
Theo đó, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ) của các cơ quan, tổ chức để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình CĐS. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CĐS trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu: Các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và triển khai nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực; Đa dạng hóa các hình thức nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực để có thể áp dụng được trong thực tiễn; Các cán bộ, công chức, viên chức phải nghiêm túc tham gia; Các hoạt động đào tạo phải diễn ra sâu rộng, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tránh gây lãng phí, hình thức. Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra mục tiêu cụ thể là:
Đến năm 2025: 100% cán bộ lãnh đạo, CBCCVCNLĐ trong cơ quan nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về CĐS, kỹ năng số, công nghệ số; 100% cán bộ chuyên trách CĐS, CNTT hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số; 70% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu; 100% huyện, thành phố xây dựng được mạng lưới CĐS đến tận cấp cơ sở với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình CĐS trong các ngành, các cấp; Lựa chọn, cử tối thiểu 30 công chức, viên chức thuộc các ngành, lĩnh vực, địa phương tham gia chương trình đào tạo 1.000 chuyên gia CĐS do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì để hình thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình CĐS; 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
Đến năm 2030: 90% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu; 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch là:
Về nhiệm vụ: Xây dựng các chiến dịch truyền thông số trải rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi số; thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội.
Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về CĐS trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa tin, đặt bài, viết bài về CĐS trên Báo Kon Tum điện tử, Trang TTĐT của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, cổng TTĐT tỉnh, trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng các chương trình phát thanh tuyên truyền về CĐS phù hợp với chủ trương, định hướng CĐS của tỉnh nhằm phục vụ tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở.
Sản xuất các nội dung chuyên biệt về tiềm năng, thế mạnh và các thành tựu của tỉnh trong CĐS, ứng dụng công nghệ số như công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị thông minh.
Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, triển lãm, trưng bày các sản phẩm số, giải pháp số, các thành tựu về CĐS của Việt Namtrên địa bàn tỉnh.
Đào tạo, đào tạo lại, tập huấn về CĐS, kỹ năng số cho CBCCVCNLĐ làm việc trong các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và cơ quan thông tấn báo chí.
Phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà, đào tạo theo hướng cá nhân hóa. Phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại.
Đào tạo, tập huấn về CĐS, kỹ năng số, công nghệ số trong cơ quan Nhà nước
Đào tạo, tập huấn về kiến thức, kỹ năng số trong các tổ chức, doanh nghiệp: Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân triển khai các chương trình đào tạo về CĐS, kỹ năng số cho người lao động trong tổ chức, doanh nghiệp mình.-Đào tạo, tập huấn giáo viên dạy trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông về phương pháp STEM/STEAM.
Triển khai mạng lưới hệ thống thư viện điện tử, các nền tảng tài nguyên giáo dục mở; triển khai chương trình sách giáo khoa mởcho phép học sinh, sinh viên truy cập trực tuyến miễn phí
Về giải pháp: Xây dựngvà triển khai kế hoạch đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CĐS cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên trách và trực tiếp triển khai CĐS trong các cơ quan nhà nước.
Khen thưởng đột xuất và kịp thời cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý tưởng, sáng kiến, cách làm đột phá, sáng tạo trong CĐS, giúp mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và lợi ích cho cộng đồng.
Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của CĐS.
Hàng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng CĐS cho đội ngũ làm CĐS của tỉnh.
Khuyến khích, hỗ trợ các hình thức hợp tác giữa nhà trường, viện nghiên cứu và tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CĐS; phối hợp sinh viên thực tập, làm việc thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp...
Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức Nhà nước trực tiếp chịu trách nhiệm đào tạo, tập huấn về CĐS trong phạm vi cơ quan, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Người đứng đầu các cơ quan hành chính và tổ chức sự nghiệp công lập từ cấp xã trở lên lựa chọn trong số công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý để phân công 01 nhân sự phụ trách công tác CĐS.
Hình thành mạng lưới CĐS của tỉnh gồm: các thành viên của Tổ CĐS; nhân sự CĐS và chuyên viên CNTT của các cơ quan, tổ chức và các nhân sự huy động từ lực lượng đoàn thanh niên, nhân sự của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông thường trực tại địa bàn huyện, xã tham gia. Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số cử nhân sự tham gia CĐS.
Ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai Kế hoạch này, huy động các nguồn lực tài chính từ xã hội và các nguồn kinh phí khác cho hoạt động nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực CĐS.
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bố trí kinh phí từ ngân sách của mình để đào tạo CĐS cho cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị mình; đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quản lý và vận hành hạ tầng thiết yếu.
Khuyến khích các cơ sở đào tạo đại học ưu tiên bố trí ngân sách từ nguồn tự chủ của mình để triển khai đào tạo, nghiên cứu phát triển về CĐS, công nghệ số, kinh tế số và xã hội số.
File đính kèm TẠI ĐÂY