banner
Thứ 4, ngày 17 tháng 7 năm 2024
Một số hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm phổ biến nhất hiện nay và mức hỗ trợ xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum
17-6-2021

Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system - QMS) là một hệ thống hợp thức hóa các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt được những chính sách và mục tiêu về chất lượng. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng được khách hàng và các yêu cầu chế định, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động trên một nền tảng liên tục.

 

Hiện nay, có rất nhiều hệ thống quản lý chất lượng được các doanh nghiệp áp dụng như: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, GMP, Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM (Total Quality Management), Hệ thống quản lý chất lượng Q – Base,...

 

Dưới đây là một số hệ thống quản lý chất lượng dùng trong lĩnh vực thực phẩm phổ biến nhất hiện nay

 

1. Hệ thống thực hành sản xuất tốt – GMP

 

GMP là hệ thống đảm bảo chất lượng – vệ sinh – an toàn được áp dụng đối với những cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm.

 

GMP đưa ra những yêu cầu nhằm kiểm soát tất cả yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng từ việc thiết kế, xây lắp nhà xưởng; thiết bị, các dụng cụ chế biến; bao gói, bảo quản; và con người vận hành

 

2. HACCP

 

Là Hệ thống phân tích mối nguy & điểm kiểm soát tới hạn (có tên tiếng Anh là Hazard Analysis and Critical Control Point). HACCP là công cụ đánh giá các mối nguy, lập các hệ thống tập trung vào những biện pháp phòng ngừa thay cho việc chỉ thử nghiệm thành phẩm

 

7 nguyên tắc của HACCP:

         1. Phân tích mối nguy (HA):

         2. Xác định các điểm kiểm soát tới hạn

          3. Thiết lập các giới hạn tới hạn

          4. Giám sát điểm kiểm soát tới hạn

          5. Các hành động sửa chữa

          6. Các thủ tục lưu trữ hồ sơ

          7. Các thủ tục thẩm tra

 

3. SQF

 

SQF là chương trình viết tắt bởi Safe quality food (an toàn chất lượng thực phẩm) được Viện SQF trực thuộc FMI quản lý. SQF là quy trình được thiết kế dành cho ngành công nghiệp thực phẩm áp dụng cho tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Hai chương trình chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm đã được thiết lập dành cho 02 nhà cung cấp thực phẩm khác nhau:

 

  • SQF 1000: dành cho các nhà sản xuất ban đầu và vấn đề liên quan (sản xuất trước cổng trang trại, thu hoạch, những chuẩn bị cho sản phẩm ban đầu).

 

  • SQF 2000: dành cho công nghiệp thực phẩm và các vấn đề liên quan (thành phần, nguyên liệu thô, thực phẩm được chế biến và thức uống và dịch vụ).

 

4. ISO 22000

 

ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn hệ về hệ thống an toàn thực phẩm do tổ chức ISO ban hành chính thức vào tháng 09.2005 trên nền tảng 7 nguyên tắc của HACCP.

 

ISO 22000 có thể áp dụng độc lập hoặc tích hợp với các hệ thống quản lý chất lượng khác

 

Cấu trúc Bộ ISO 22000 gồm:

  • ISO 22000: Các yêu cầu đối với tổ chức thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm.
  • ISO 22001: hướng dẫn áp dụng ISO 9001:2000 cho ngành công nghiệp nước uống và thực phẩm.
  • ISO TS 22003: dành cho những tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhân hệ thống quảng lý an toàn thực phẩm (HTQLATTP).
  • ISO TS 22004: hướng dẫn áp dụng ISO 220000 : 2005
  • ISO 22005: Khả năng xác định nguồn gốc của sản phẩm trong chuỗi thức ăn và thực phẩm – Những nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản về việc xây dựng và triển khai hệ thống
  • ISO 22006: Hướng dẫn áp dụng ISO 9001 : 2000 vào thu hoạch vụ mùa

 

Chỉ có ISO 22000:2005 là được cấp giấy chứng nhận. Đây là tiêu chuẩn nêu lên yêu cầu về HTQLATTP, có cấu trúc 08 điều. Trong đó có 05 điều khoản quan trọng:

  • HTQL An toàn thực phẩm (điều khoản 4)
  • Cam kết của lãnh đạo. (điều khoản 5)
  • Quản lý nguồn lực. (điều khoản 6)
  • Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn (điều khoản 7)
  • Giá trị hiện lực, kiểm tra thẩm định, và cải tiến

 

 

5. VietGAP

 

Tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Đó là việc áp dụng những biện pháp sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn, đặc biệt là sản phẩm về rau quả tươi, VietGAP ra đời tiếp sau EUREPGAP, GlobalGAP, và GAP của một số nước châu Á khác. Dù ra đời muộn VietGAP đã thừa hưởng được những kinh nghiệm của nhiều GAP đi trước nên đã nhanh chóng phát huy các tác dụng.

 

6. GlobalGAP

 

Tiêu chuẩn GlobalGAP (đây tên gọi mới của EUREP GAP sau 07 năm áp dụng, và được chính thức thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 08 tại Băng Cốc tháng 9.2007) là bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản trên toàn cầu. Đại diện hợp pháp của Ban thư ký GlobalGAP chính là tổ chức phi lợi nhuận mang tên FoodPLUS GmbH có trụ sở tại Đức.

 

Việc thiết kế và thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng đem lại nhiều lợi ích như: Đáp ứng yêu cầu của khách hàng, giúp tạo ra niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng hơn, bán nhiều hàng hơn và có nhiều khách hàng quay lại hơn; Đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ các quy định, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo cách hiệu quả nhất về chi phí và nguồn tài nguyên, tạo chỗ cho sự mở rộng, tăng trưởng và lợi nhuận; Giúp truyền đạt sự sẵn sàng để tạo ra những kết quả nhất quán, ngăn ngừa sai sót, giảm chi phí, đảm bảo các quy trình được xác định, kiểm soát và liên tục cải tiến theo các yêu cầu của doanh nghiệp.

 

Do đó, để giúp các doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 436/KH-UBND ngày 03/02/2021 về thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021-2025. Theo đó, hàng năm, tỉnh sẽ hỗ trợ từ 10-20 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng với mức hỗ trợ tối đa là 45 triệu đồng/1 hệ thống.

 

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nếu có nhu cầu hỗ trợ, đề nghị liên hệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum (qua Phòng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà B, Khu Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum (Phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) để được tư vấn hỗ trợ./.

Hồng Vân

Số lượt xem:14188

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum



de tai khoa hoc cap tinh








Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


204686 Tổng số người truy cập: 2184 Số người online:
TNC Phát triển: