banner
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024
Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường theo Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ
12-8-2021

Theo Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm được hỗ trợ tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường theo quy định tại Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” gồm:

1. Ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Luật Đầu tư và Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

TT

Ngành, lĩnh vực

1

Sản xuất, kinh doanh điện

2

Khai thác, chế biến, cung cấp xăng, dầu, khí

3

Khai thác, chế biến, phân phối than

4

Khai thác, chế biến các loại khoáng sản

5

Sản xuất, kinh doanh sắt, thép, kim loại mầu

6

Sản xuất hóa chất, phân bón và hợp chất ni tơ:

- Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hóa chất khác dùng trong nông nghiệp;

- Sản xuất phân bón;

- Sản xuất chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm;

- Sản xuất sơn, mực in, keo dán;

- Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

7

Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh

8

Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may, da giầy

9

Khai thác, nuôi trồng, chế biến, bảo quản lâm sản, nông sản, thủy sản và muối:

- Chế biến, bảo quản rau quả;

- Chế biến, bảo quản sản phẩm từ cây công nghiệp;

- Chế biến gỗ, bột giấy, giấy;

- Khai thác, nuôi trồng, chế biến, bảo quản các loại thủy, hải sản;

- Sản xuất, chế biến muối

10

Sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản

11

Sản xuất, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, đồ uống:

- Thịt và các sản phẩm từ thịt;

- Sữa và các sản phẩm từ sữa;

- Bia, rượu, nước uống đóng chai và các loại đồ uống;

- Chế biến, bảo quản lúa, gạo

12

Sản xuất thuốc thú y

13

Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

14

Sản xuất dược phẩm

15

Sản xuất trang thiết bị, dụng cụ y tế

16

Gia công cơ khí chính xác

17

Sản xuất thiết bị, dụng cụ quang học

18

Sản xuất vũ khí, đạn dược

19

Khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng:

- Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá, cát, sỏi;

- Sản xuất, kinh doanh xi măng

20

Khai thác, xử lý, cung cấp nước sinh hoạt

21

- Các ngành liên quan đến hoạt động sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu gom, sử dụng nước mưa, nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn, xử lý nước thải;

- Các ngành liên quan đến hoạt động ứng dụng, phát triển công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, tái sử dụng nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

22

Hoạt động xử lý, tái chế rác thải

23

Hoạt động quan trắc môi trường

24

Hoạt động khí tượng thủy văn

25

Hoạt động đo đạc và bản đồ

26

Đóng tàu thuyền

27

Sản xuất, lắp ráp ô tô, các xe có động cơ khác

28

Sản xuất các thiết bị, sản phẩm điện tử, viễn thông, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin

29

Dịch vụ viễn thông

30

Sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường

31

Cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường

32

Dịch vụ Logistics

33

Sản xuất, kinh doanh vàng

 

2. Ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh không quy định tại Mục 1 Phụ lục này nhưng đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Phù hợp với Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư;

b) Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển cấp quốc gia hoặc cấp bộ, ngành, địa phương;

c) Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực gắn chặt với hoạt động đo lường (như sử dụng nhiều phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo; ứng dụng, phát triển công nghệ về đo lường, quản lý đo lường trong sản xuất, kinh doanh);

d) Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực bảo đảm đạt được ít nhất một trong các mục tiêu sau:

d1) Tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ;

d2) Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

d3) Kiểm soát phát thải ra môi trường; bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm;

d4) Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm, hàng hóa toàn cầu.

Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp thực hiện theo Quyết định số 510/QĐ-BKHCN ngày 17 tháng 03 năm 2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp”.

Hồng Vân

Số lượt xem:7161

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum





de tai khoa hoc cap tinh








Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


552429 Tổng số người truy cập: 5370 Số người online:
TNC Phát triển: