banner
Thứ 2, ngày 13 tháng 1 năm 2025
Kết quả hoạt động KH&CN cấp huyện 9 tháng năm 2020
9-9-2020

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2020, trong 9 tháng đầu năm, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp huyện của tỉnh đã triển khai và đạt được những kết quả sau:

Tình hình tổ chức bộ máy và biên chế KH&CN cấp huyện/thành phố

UBND các huyện, thành phố đã ban hành Quy định về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với lĩnh vực KH&CN của phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Kinh tế thành phố theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Các huyện, thành phố đã phân công 01 Lãnh đạo UBND huyện/thành phố phụ trách lĩnh vực KH&CN; 01 Lãnh đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng/phòng Kinh tế phụ trách lĩnh vực KH&CN và 01 cán bộ quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện. Tuy nhiên, cho đến nay do biên chế của phòng Kinh tế và Hạ tầng của các huyện và phòng Kinh tế thành phố còn hạn chế nên hầu hết cán bộ quản lý KH&CN đều hoạt động kiêm nhiệm, chưa bố trí cán bộ chuyên trách về KH&CN.

Hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ KH&CN, UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở KH&CN, phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, phòng Kinh tế thành phố đã tham mưu UBND huyện, thành phố ban hành kế hoạch hoạt động KH&CN hàng năm để triển khai thực hiện.

Có 02 huyện (Ia H’Drai và Đăk Glei) cử cán bộ tham gia lớp Bồi dưỡng Quản lý KH&CN địa phương tại Quảng Nam.

Một số huyện đã phối hợp của Ban chỉ đạo 389 huyện với BCĐ 389 của tỉnh, phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành, đoàn kiểm tra của Sở KH&CN trong công tác thanh, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn; Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng nhằm phục vụ tốt cho người tiêu dùng... Một số kết quả cụ thể như sau:

Huyện Đắk Hà: các thành viên Ban chỉ đạo huyện tham mưu cho UBND huyện thành lập; tổ chức 03 đợt kiểm tra tại 92 cơ sở; qua đó tiêu hủy tại chỗ 15,5 kg thực phẩm rắn và 16 lít thực phẩm lỏng hết hạn sử dụng với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy khoảng 2.000.000 đồng; tiến hành test nhanh 09 mẫu rượu trắng. Kết quả có 07 mẫu đạt yêu cầu an toàn thực phẩm; 02 mẫu dương tính với Metanol.

Huyện Sa Thầy: thành lập và cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra liên nhành về ATTP thực hiện công tác kiểm tra ATTP đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Kết quả đã tiến hành kiểm tra 313 cơ sở kinh doanh thực phẩm, có 282 cơ sở đạt yêu cầu, chiếm 90,1%; phát hiện 14 cơ sở vi phạm, chủ yếu các lỗi hàng hóa hết hạn, hàng hóa không rõ nguồn gốc, vệ sinh cơ sở không đảm bảo. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 05 cơ sở/1,95 đồng; tịch thu, tiêu hủy tại chỗ 19,5 kg bánh, kẹo các loại và 17 lít thực phẩm lỏng các loại; nhắc nhở 09 cơ sở… 

Hầu hết các huyện đã xây kế hoạch triển khai áp dụng và chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh, các cơ quan hành chính nhà nước cấp xã theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 3495/KH-UBND ngày 14/12/2018 về chuyển đổi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019 đến 2021. Bên cạnh đó, để đáp ứng việc chuyển đổi phiên bản hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 sang phiên bản ISO 9001:2015 UBND các huyện đã cử cán bộ phụ trách công tác ISO của các phòng ban huyện, của UBND xã, thị trấn tham gia lớp tập huấn về kiến thức chuyển đổi ISO 9001:2015lớp tập huấn kiến thức về tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đầu tư KH&CN trên địa bàn các huyện, thành phố

Thông qua nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN năm 2020 (mỗi huyện cấp 150 triệu đồng). Đến nay, các huyện, thành phố đang tổ chức triển khai thực hiện 12 mô hình ứng dụng KH&CN trong năm 2020.

Kết hợp với nguồn kinh phí của các huyện/thành phố, trong năm 2020 UBND một số huyện  đã phê duyệt và tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đầu tư cho KH&CN như:

+ Huyện Đăk Hà: phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN tỉnh Kon Tum triển khai dự án Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm vi sinh vật đa chức năng để xử lý phế phẩm nông nghiệp làm phân bón” tại địa bàn các xã, thị trấn hỗ trợ chế phẩm vi sinh cho nông dân xử lý vỏ cà phê làm phân bón vi sinh phục vụ sản xuất cà phê và các cây trồng khác trong niên vụ cà phê năm 2020; hỗ trợ giống củ sâm dây với tổng kinh phí là 730 triệu đồng/2,6ha/18 hộ, trong đó: nguồn khuyễn nông năm 2020 hỗ trợ 600 triệu đồng thực hiện quy mô là 1,4ha/ 07 hộ tại 03 xã Đăk La, Hà Mòn, Đăk Ngọk; nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học công nghệ năm 2020 là 130 triệu đồng thực hiện với quy mô là 1,2ha/11 hộ tại 03 xã Đăk Long, Đăk La, Đăk Ui; Duy trì mô hình “cánh đồng mẫu” trồng lúa thơm tại thôn 1A, thôn 2 xã Đăk La với diện tích 32 ha, thực hiện đảm bảo 2 cùng với những giống lúa có sản lượng, chất lượng cao và phát triển ổn định, chất lượng gạo mềm, dẻo, thơm ngon (RVT, Nàng hương 8 và LH12 cho năng suất thu hoạch đạt 90 tạ/ha). Vận động nông dân nhân rộng các giống (lúa, ngô, khoai tây, sắn, cao su) mới đã sản xuất thử nghiệm có năng suất, chất lượng cao và nhiều loại giống mới, giống lai năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng huyện; tiếp tục vận động nhân dân phát triển mô hình ươm, nuôi cá nước ngọt đã thử nghiệm thành công; xây dựng phát triển sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao; nấm ăn, nấm dược liệu. Vận động nông dân đầu tư máy cắt thức ăn gia súc để nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015- 2020; Khuyến khích người dân sử dụng điện phục vụ sản xuất, ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm; tiếp tục triển khai thực hiện tái canh cà phê, trong năm 2020, việc tái canh diện tích cà phê đã già cỗi, năng suất thấp và mở rộng trồng mới chủ yếu tập trung sử dụng các giống cà phê vối lai đa dòng, các dòng cà phê vô tính TR4, TR9, TRS1, Xanh lùn để đảm bảo tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.  Phối hợp triển khai tập huấn các nội dung của dự án: Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Đăk Hà” cho sản phẩm cà phê và tổ chức Lễ đón nhận văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn.  

+ Huyện Sa Thầy: Đã triển khai thực hiện mô hình trồng cây ăn quả chất lượng cao (Mít thái) quy mô 06 ha; Mô hình trình diễn sản xuất lúa chất lượng: Đài Thơm 8 quy mô 10 ha; Mô hình trình diễn chuyển đổi đất bạc màu sang trồng cây nguyên liệu giấy: Trồng cây Bạch đàn (U rô, Camal) quy mô 50 ha,...

+ Huyện Đăk Tô: Hỗ trợ giống xây dựng mô hình trồng cây Nha đam. Tổng kinh phí là 906 triệu đồng; triển khai 02 Dự án liên kết theo chuổi giá trị: (1) Dự án liên kết theo chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả an toàn Đăk Tô. Tổng kinh phí: 764 triệu đồng; (2)Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ, chế biến sản phẩm cà phê vối theo chương trình sản xuất cà phê có chứng nhận, tổng kinh phí: 965 triệu đồng.

+ Huyện Đăk Glei: Đăng ký tiếp nhận kết quả nghiên cứu dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng tái canh cà phê vối bền vững tại tỉnh Kon Tum. Triển khai các mô hình như: Trồng Sâm dây, trồng Lan Kim Tuyến, trồng lúa Đài thơm, nuôi heo sinh sản với tổng kinh phí 250 triệu. Đầu tư cơ sở hạ tầng vườn ươm các loại dược liệu như sâm dây, đương quy… cung cấp nguồn cây giống dược liệu cho huyện: Xây dựng vườn ươm dược liệu tại xã Mường Hoong với tổng kinh phí 2.138 triệu.

+ Thành phố Kon Tum: Đã xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình khuyến nông năm 2020: (1) Mô hình thâm canh lúa chất lượng cao theo quy mô cánh đồng lớn (5 ha), (2) Mô hình trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi (0,5 ha), (3) Mô hình trồng cây chanh dây (0,5 ha), (4) Mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, (5) Tập huấn và hội nghị: 13 lớp Tập huấn chuyển giao kỹ thuật; 03 lớp Hội thảo, tổng kết mô hình và 01 Hội nghị tổng kết; trong 6 tháng đầu năm 2020  đã thụ tinh nhân tạo cho 270 con bò cái nền đủ tiêu chuẩn, số bê lai đã ra đời là 254 con; triển khai mô hình sản xuất lúa chất lượng từ nguồn kinh phí hỗ trợ và bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn 19 xã, phường với diện tích 101,162 ha với kinh phí thực hiện là 862.339.626 đồng (hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để người dân tổ chức sản xuất vụ Mùa 2020).

+ Huyện Ia H’Drai: Triển khai mô hình nuôi cá chạch lấu trên lồng, bè; triển khai mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng, với kinh phí gần 500 triệu đồng.

Ngoài ra, một số huyện, thành phố đã trực tiếp chủ trì thực hiện các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh triển khai trên địa bàn, như: huyện Đăk Hà, Kon Plông, Đăk Glei và thành phố Kon Tum.

Hoạt động của Hội đồng KH&CN cấp huyện/thành phố

10/10 huyện, thành phố đã thành lập Hội đồng KH&CN cấp huyện/thành phố. UBND thành phố và UBND các huyện đã kiện toàn và ban hành lại Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng KH&CN.

Một số Hội đồng KH&CN cấp huyện/thành phố (Hội đồng KH&CN huyện Đăk Hà, Thành phố Kon Tum, Đăk Tô, Ia H’Drai) đã phát huy được vai trò là tổ chức tư vấn khoa học cho Chủ tịch UBND huyện/thành phố về các vấn đề có liên quan đến KH&CN của huyện như: xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển KH&CN trên địa bàn huyện, đặc biệt là việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống; xác định các nhiệm vụ KH&CN hàng năm đề xuất đặt hàng.

Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật

Các huyện, thành phố đều đã thành lập Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở. Hàng năm, các Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở đã tiến hành họp đánh giá và công nhận các sáng kiến cấp cơ sở; lựa chọn những giải pháp có tính mới, tính hiệu quả và có khả năng áp dụng đề nghị Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh xét, công nhận sáng kiến cấp tỉnh.

Đánh giá chung: Nhìn chung hoạt động KH&CN các huyện, thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc triển khai ứng dụng KH-CN vào sản xuất đã có nhiều đóng góp tích cực, phục vụ thiết thực cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp được nâng lên; tạo môi trường thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào địa bàn huyện, thành phố. Công tác xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ KH&CN đã bám sát các Nghị quyết, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố; công tác phối hợp triển khai hoạt động quản lý nhà nước về trong lĩnh vực KH&CN đã được tăng cường; công tác tham mưu các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để ban hành các cơ chế, chính sách trong hoạt động KH&CN đã được triển khai kịp thời và có hiệu quả.

                                                                                                                                                    LVT

Số lượt xem:1197

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum















Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


655460 Tổng số người truy cập: 514 Số người online:
TNC Phát triển: