banner
Thứ 5, ngày 26 tháng 12 năm 2024
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới
20-2-2023

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của quần chúng Nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nhận thức phương pháp, cách làm trong quá trình chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các ngành và chính quyền địa phương, mà nòng cốt là lực lượng chuyên trách trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 16/02/2023 đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố thực hiện các nội dung sau:

 

1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh như: Kết luận số 02-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư Khóa XIII về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 06 tháng 9 năm 2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 02-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Kế hoạch số 3807/KH-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Kết luận số 02-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số    47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy”; Kế hoạch số 2540/KH-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 99/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; Kế hoạch 2666/KH-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng, số lượng trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kon Tum….

 

2. Đổi mới tư duy, nhận thức phương pháp, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với yêu cầu tình hình mới hiện nay. Xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cần thiết và là nhiệm vụ không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương nếu để các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao hoạt động khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy và để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý của mình đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

 

3. Tập trung rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với điều kiện thực tiễn, tình hình phát triển kinh tế, xã hội và năng lực quản lý, năng lực sản xuất của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Chú trọng nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là tại các địa bàn, công trình trọng điểm của tỉnh, khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, xây dựng mạng lưới giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

 

4. Tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vừa có chiều rộng, vừa chuyên sâu, dễ hiểu, dễ tiếp thu và bằng các giải pháp cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các đơn vị, địa phương và Nhân dân đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho mọi người dân, nhất là đối với học sinh, sinh viên, đội ngũ lao động trẻ trên địa bàn tỉnh. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

 

5. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tất cả các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được xử lý nghiêm theo quy định và bắt buộc khắc phục đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Công khai các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trên các phương tiện thông tin đại chúng; thường xuyên cảnh báo cộng đồng dân cư xung quanh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các cá nhân, tổ chức cố tình đưa dự án, công trình, cơ sở vào sử dụng nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gây hậu quả nghiêm trọng. Việc thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở trong diện quản lý phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ, đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

 

6. Kiện toàn, củng cố nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất cho các lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành để bảo đảm hoạt động hiệu quả, thực chất. Xây dựng cơ chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa lực lượng Công an, Quân đội và các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ.

 

7. Quan tâm đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, hậu cần cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sự cố, tai nạn…). Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện đại, phù hợp với tình hình và sự phát triển của tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp (trong đó có hợp tác công tư, xã hội hóa) để mua sắm trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Nguyễn Hồng Phong

Số lượt xem:305

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum















Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


626303 Tổng số người truy cập: 88 Số người online:
TNC Phát triển: