banner
Thứ 7, ngày 11 tháng 1 năm 2025
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triên khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các Sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Kon Tum
8-7-2021

UBND tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch số 1823/KH-UBND về việc Triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các Sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Kon Tum (DDCI) năm 2021.

 

Mục đích nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh đến cấp sở, ban, ngành và cấp huyện; rút ngắn khoảng cách từ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh đến thực thi ở cấp sở, ban, ngành và cấp huyện; Tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền địa phương; Xác định những điểm nghẽn trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, song cũng giúp nhận diện những mô hình hay, cách làm tốt để nhân rộng trên địa bàn của tỉnh

 

Theo kế hoạch, có 02 đối tượng được đánh giá là nhóm các sở, ngành với 12 đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Giao thông Vận tải, Ban Quản lý Khu kinh tế, Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Thanh tra tỉnh; và nhóm các huyện, thành phố gồm 10 đơn vị: Thành phố Kon Tum, huyện Đăk Tô, huyện Đăk Glei, huyện Kon Plông, huyện Đăk Hà, huyện Ngọc Hồi, huyện Sa Thầy, huyện Tu Mơ Rông, huyện Kon Rẫy và huyện Ia H’Drai.

 

Về phạm vi khảo sát là Các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh đang triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Với số lượng dự kiến khảo sát khoảng 1.200 doanh nghiệp, 600 hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Số lượng thu về dự kiến khoảng 450 đơn vị bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh đang hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

 

Bộ Chỉ số đánh giá của tỉnh Kon Tum năm 2021 gồm có 8 chỉ số thành phần sau:

 

(1) Tính minh bạch: Khả năng tiếp cận thông tin của sở, ban, ngành/địa phương; Cần có mối quan hệ để có thể tiếp cận được tài liệu của sở, ban, ngành/địa phương; Mức độ đầy đủ, rõ ràng của nội dung thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính hoặc công việc có liên quan tới các đơn vị;  Thái độ của cán bộ khi cung cấp thông tin; Mức độ sẵn sàng cung cấp thông tin, văn bản khi DN yêu cầu; Mức độ doanh nghiệp truy cập vào website của các sở, ban, ngành/địa phương; Tính hữu ích của thông tin trên website của các sở, ban, ngành/địa phương với doanh nghiệp;

 

(2) Tính năng động: Lãnh đạo các sở, ban, ngành/địa phương linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; Phản ứng của các sở, ban, ngành/địa phương trong việc giải quyết những vấn đề mới phát sinh; Kịp thời nắm bắt và có phương án xử lý những bất cập, vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình; Chủ động tham mưu UBND tỉnh các đề xuất giải pháp hỗ trợ DN/cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn; Có hiện tượng trì hoãn/chậm trễ của sở, ban, ngành khi thực hiện các quyết định/chủ trương của cấp trên;

 

(3) Chi phí thời gian: Số lần DN bị thanh tra, kiểm tra của sở, ban, ngành trong năm qua; Sự trùng lặp nội dung các cuộc thanh tra, kiểm tra; Sự tuân thủ nội dung thanh tra, kiểm tra theo quyết định thanh tra, kiểm tra; Đánh giá sự phối hợp, hợp tác giải quyết công việc doanh nghiệp của các đơn vị; Cán bộ hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ cho doanh nghiệp khi giải quyết công việc; Mức độ tuân thủ đúng quy định về thời gian khi giải quyết thủ tục hành chính; Doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều lần để hoàn tất các thủ tục hành chính liên quan;

 

(4) Chi phí không chính thức: Tỷ lệ % doanh nghiệp có trả chi phí không chính thức; Hiện tượng nhũng nhiễu là phổ biến khi giải quyết thủ tục hành chính hoặc các công việc liên quan tại các sở, ban, ngành/địa phương; Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được; Công việc đạt kết quả nếu chi trả chi phí không chính thức; Sự giảm bớt về chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải chi trả;

 

(5) Cạnh tranh bình đẳng: Tồn tại các doanh nghiệp sân sau và doanh nghiệp thân hữu tại các sở, ban, ngành và địa phương; Có sự ưu ái trong việc tiếp cận các nguồn lực nhà nước (bao gồm: đất đai, tài chính và đấu thầu) cho doanh nghiệp sân sau và doanh nghiệp thân hữu; Sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp lớn hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận thông tin; Sự ưu tiên các doanh nghiệp lớn hơn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình giải quyết kiến nghị, khó khăn và thủ tục hành chính; Các doanh nghiệp lớn được nhiều cơ chế ưu đãi hơn so với doanh nghiệp nhỏ và vừa; Sự ưu ái gây khó khăn cho doanh nghiệp; Mức độ quan tâm của sở, ban, ngành và địa phương tới doanh nghiệp nhỏ và vừa;

 

(6) Hỗ trợ doanh nghiệp: Cung cấp thông tin về các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; Chất lượng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; Cung cấp thông tin về các chương trình trao đổi thông tin, đối thoại doanh nghiệp; Việc giải quyết vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong và sau các buổi đối thoại, trao đổi thông tin;

 

(7) Thiết chế pháp lý: Thực thi văn bản pháp luật nghiêm minh, theo đúng quy trình, quy định; Giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp thỏa đáng; Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại vượt cấp mới có thể giải quyết được vấn đề; Cơ chế đảm bảo công bằng, minh bạch trong giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại; Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị, khiếu nại hành vi sai trái;

 

(8) Vai trò người đứng đầu: Có ảnh hưởng quyết định đến công tác CCHC tại cơ quan; Dám quyết/dám làm và dám chịu trách nhiệm; Có hành động cụ thể và thiết thực để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp; Lắng nghe và tiếp thu góp ý của doanh nghiệp; Giải quyết nhanh chóng và triệt để các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp; Trong cơ quan không có hiện tượng "Cấp trên bảo cấp dưới không nghe".

 

Tiến độ thực hiện kế hoạch dự kiến từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 02 năm 2022. Hình thức khảo sát chính là khảo sát qua thư, có thể gửi và nhận phiếu khảo sát qua đường bưu chính hoặc gửi và nhận qua đường email.

 

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương theo nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện./.

 

hbnguyet

Số lượt xem:276

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum















Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


653787 Tổng số người truy cập: 1623 Số người online:
TNC Phát triển: