banner
Thứ 3, ngày 23 tháng 7 năm 2024
Kết quả hoạt động an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh năm 2018
19-3-2019

Tính đến 3/2019, trên địa bàn toàn tỉnh có 29 cơ sở bức xạ hoạt động X - Quang chẩn đoán trong y tế với 40 thiết bị bức xạ dùng để chụp, chiếu trong lĩnh vực y tế phục vụ khám chữa bệnh, chẩn đoán. Trong đó: Số thiết bị đã được cấp phép là: 28 thiết bị (Cơ sở nhà nước: 14 thiết bị; Tư nhân: 14 thiết bị); Số thiết bị chưa được cấp phép là: 06 thiết bị (Cơ sở nhà nước: 06 thiết bị; Tư nhân: 0 thiết bị); Số thiết bị không còn sử dụng (do hỏng, không hoạt động) là: 06 thiết bị (Cơ sở nhà nước: 05 thiết bị; Tư nhân 01 thiết bị) và trên địa bàn tỉnh có 03 cơ sở sử dụng 11 nguồn phóng xạ dùng để đo độ ẩm, độ chặt nền công trình, lĩnh vực công nghiệp sản xuất bột giấy (Công ty Cổ phần Tân Mai Tây Nguyên) và soi kiểm tra an ninh hành lý, hàng hóa do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép. Trong đó: Các cơ sở nhà nước sử dụng và lưu giữ 04 nguồn; Doanh nghiệp sử dụng và lưu giữ 07 nguồn.

Về công tác xây dựng, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật: Phổ biến các qui định pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) nhằm tác động ý thức tuân thủ pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng, quản lý các thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ theo các hình thức: Tuyên truyền phổ biến các các qui định pháp luật về ATBXHN thông qua Website, trên bản tin, tập san … phổ biến các qui định pháp luật về ATBXHN lồng ghép vào các lớp đào tạo an toàn bức xạ được tổ chức định kỳ hàng năm và tuyên truyền các quy định pháp luật về ATBXHN trực tiếp trong công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định cấp phép tiến hành công việc bức xạ;

Thông qua những hoạt động tuyên truyền trên, trong năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum đã tuyên truyền hướng dẫn triển khai các văn bản pháp luật về an toàn bức xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ mới ban hành

Về công tác cấp phép: Trong năm 2018, Sở KH&CN tỉnh Kon Tum đã hướng dẫn và kiểm tra cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X quang trong y tế) cho 08 cơ sở: Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi, Phòng khám Phước An – thành phố Kon Tum, Bệnh xá Công an tỉnh – 457 Hùng Vương, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Bệnh viện đa khoa tỉnh (02 hồ sơ), Phòng khám bệnh Bs. Nguyễn Ngọc Thuần – huyện Đăk Glei, Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông và Công ty Cổ phần dịch vụ - Trang thiết bị Y tế Hải Hưng.

            Về công tác thanh tra, kiểm tra: Định kỳ hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thanh tra chuyên đề, mục tiêu trong công tác thanh tra chuyên đề là tuyên truyền, phổ biến các qui định pháp luật về ATBXHN đồng thời tác động ý thức tuân thủ pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng, quản lý các thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ. Kết quả thanh tra cho thấy hầu hết các đơn vị điều tuân thủ, thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về năng lượng nguyên tử.

Về công tác đào tạo nhân viên bức xạ: Căn cứ Thông tư 34/2014/TT-BKHCN ngày 27/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn và hoạt động dịch vụ đào tạo An toàn vức xạ, Sở Khoa học và Công nghệ định kỳ phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố (thuộc Cục ATBX&HN) tổ chức chức lớp đào tạo ATBX cập nhật kiến thức cho các nhân viên bức xạ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Về công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố: Đối với kế hoạch UPSC cấp cơ sở, Sở đã thông báo và hướng dẫn cho các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế xây trong việc dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp cơ sở. Các cơ sở đã chấp hành tốt việc thực hiện quy định lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân của cơ sở; Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Kon Tum được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tại Quyết định số 3080/QĐ-BKHCN ngày 19/10/2016. Năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum đang tham mưu UBND tỉnh xây dựng kịch bản tình huống diễn tập cho phù hợp với thực tế là đối tượng có nguy cơ xảy ra sự cố mất nguồn phóng xạ tại cơ sở có sử dụng nguồn để xây dựng kịch bản ứng phó; Mục đích Diễn tập nhằm đánh giá năng lực chỉ huy của Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ huy); sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức trong ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh; Hoàn thiện các kịch bản, phương án, sẵn sàng ứng phó, xử lý có hiệu quả các sự cố bức xạ, hạt nhân theo quy định của pháp luật khi có sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Tin: Lê Ngọc Hiến

Số lượt xem:708

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum



de tai khoa hoc cap tinh








Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


218706 Tổng số người truy cập: 1258 Số người online:
TNC Phát triển: