banner
Thứ 3, ngày 23 tháng 7 năm 2024
Kế hoạch ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum
15-3-2019

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ra Quyết định số 230/QĐ-UBND, ngày 13/03/2019 ban hành Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp bệnh Dịch tả lợn Châu phi xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum.

Theo đó, Kế hoạch đã nêu tình hình diễn biến bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam và nhận định nguy cơ bệnh dịch xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum. Để chủ động ngăn chặn, giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhằm giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm bệnh vào tỉnh Kon Tum; yêu cầu triển khai công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và sự vào cuộc tích cực của người dân. Qua đó, Kế hoạch đã đưa ra 02 tình huống để ngăn chặn và ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, cụ thể:

Tình huống 1: Khi chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cần thực hiện các giải pháp

Về công tác chỉ đạo:

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện theo các văn bản chỉ đạo như: Công điện số 1194/CĐ-TTg, ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 04/CT-TTg, ngày 20/02/2019; Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY, ngày 30/8/2018;…Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi, tăng cường công tác tuyên truyền để người chăn nuôi, người buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật chủ động thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Về kiểm soát vận chuyển:

 Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giối đối với người và phương tiện vận chuyển giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không và khách du lịch xuất phát từ các nước đã và đang có dịch bệnh,…

Về quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học

Thực hiện việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm mua bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất (như xút NAOH 2%...) theo định kỳ; tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

Về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh

Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ cở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn. Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào tỉnh Kon Tum. Hàng tháng tổ chức giám sát ở các vùng có nguy cơ cao, mật độ chăn nuôi cao theo quy định

Về truyền thông

Theo dõi hằng ngày diễn biến tình hình dịch bệnh của các nước và các tỉnh thành phố trong nước để kịp thời tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Tình huống 2: Khi phát hiện có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cần phải thực hiện các giải pháp:

Kiểm tra, xác minh dịch bệnh và lấy mẫu xét nghiệm

 Khi phát hiện có trường hợp nghi mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi hoặc chết không rõ nguyên nhân , chủ hộ chăn nuôi cần báo ngay cho nhân viên thú ý cấp xã để kiểm tra, xác minh thông tin dịch bệnh

Tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn bị bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lơn Châu Phi:

 Không điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lơn Châu Phi; tiến hành các bước tiêu hủy lợn bệnh, nghi bị bệnh theo Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY, ngày 15/11/2018; Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn, sản phẩm lợn buộ tiêu hủy theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, ngày 09/01/2017.

Khoanh vùng ổ dịch

 Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp, đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm đối với vùng dịch như xã, phường, thị trấn nơi có ổ dịch; vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi bán kính 03km và vùng đệm trong phạm vi 10km.

Dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn

Nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Cơ sở chăn nuôi trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp đã được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật” đối với các bệnh khác, có thể được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của địa phương sau khi lấy mẫy xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Về quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch

Sau 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở. Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu chăn nuôi, chợ, điểm buôn bán, giết mổ,…

Về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh

Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn. Cơ quan thú ý địa phương tổ chức lấy mẫu đối với lợn nghi mắc bệnh, lợn chết không rõ nguyên nhân gửi đến phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Về truyền thông:

Thông báo diễn biến, tình hình dịch bệnh hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương cho nhân dân biết, thực hiện

Theo kế hoạch yêu cầu các Sở, ban, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt để nhanh chóng khống chế, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan ra diện rộng./.

hbnguyet

FILE ĐÍNH KÈM

Số lượt xem:1410

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum



de tai khoa hoc cap tinh








Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


219014 Tổng số người truy cập: 1804 Số người online:
TNC Phát triển: