Theo đó, Đề án được phê duyệt với mục tiêu nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống; đa dạng hóa đầu tư phát triển công nghệ sinh học, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ sinh học; ứng dụng và chuyển giao các thành tựu công nghệ sinh học trong và ngoài nước phục vụ phát triển bền vững nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến gắn với công tác bảo vệ môi trường, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, bền vững và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Cụ thể, mục tiêu giai đoạn đến năm 2020, tiếp nhận, làm chủ trên 05 quy trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học, như: quy trình nhân giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản, chế phẩm sinh học, nấm ăn và nấm dược liệu...
Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, tiếp nhận, làm chủ trên 10 quy trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; có trên 40% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đơn vị, địa phương ứng dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học; thu hút từ 02 đến 03 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật về công nghệ sinh học.
Tầm nhìn đến năm 2030 có trên 50% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đơn vị, địa phương ứng dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học; thu hút từ 03 đến 05 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật về công nghệ sinh học trong các lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, sản xuất chế phẩm, phân bón sinh học…
Để đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh đã đề ra 05 nhóm giải pháp: Giải pháp về cơ chế, chính sách; Giải pháp về tăng cường tiềm lực phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên các lĩnh vực thuộc phạm vi Đề án; Giải pháp xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học; Hợp tác quốc tế để phát triển công nghệ sinh học; Giải pháp tăng cường và đa dạng các nguồn vốn đầu tư để phát triển công nghệ sinh học.
Quyết định 1017
Phụ lục 1
Phụ lục 2