Ngày 05/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin căn cứ vào mức độ quan trọng và quy mô được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công. Theo quy định dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách Nhà nước thời hạn tối thiểu bảo hành sản phẩm của dự án được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu bàn giao, đưa sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án vào khai thác, sử dụng, cụ thể:
Thời gian bảo hành 24 tháng với sản phẩm của dự án quan trọng quốc gia, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin căn cứ vào mức độ quan trọng và quy mô được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công.
Theo quy định dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách Nhà nước thời hạn tối thiểu bảo hành sản phẩm của dự án được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu bàn giao, đưa sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án vào khai thác, sử dụng, cụ thể:
Thời gian bảo hành 24 tháng với sản phẩm của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A. Đối với sản phẩm của dự án nhóm B, C thời hạn bảo hành là 12 tháng. Mức tiền bảo hành tối thiểu được tính bằng tỷ lệ % giá trị sản phẩm của dự án, tương ứng 03% đối với sản phẩm có thời hạn bảo hành 24 tháng và 05% đối với dự án có thời hạn bảo hành 12 tháng.
Nhà thầu có trách nhiệm nộp thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương cho chủ đầu tư hoặc các hình thức khác được chủ đầu tư chấp nhận. Nhà thầu chỉ được hoàn trả bảo lãnh sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020. Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 102/2009/NĐ-CP, Quyết định 80/2014/QĐ-TTg.
Đỗ Đức Thành - Sở TTTT (Tổng hợp)