banner
Thứ 3, ngày 23 tháng 7 năm 2024
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020
5-4-2019

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020 (Được UBND tỉnh Kon Tum ban hành tại Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 và sửa đổi một số điều tại Quyết định số 31/2018/QĐ-UBND ngày 14/11/2018) (Viết tắt là Đề án), Sở Khoa học và Công nghệ đã ban hành Kế hoạch số 19/KH-SKHCN ngày 28/3/2019 thực hiện Đề án nói trên (viết tắt là kế hoạch).

Theo đó, kế hoạch xác định 9 nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, đó là:

1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền và phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách về phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn cơ quan nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, trong đó chú trọng công tác nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu đối với 09 sản phẩm chủ lực của tỉnh.

2. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các vùng nguyên liệu phù hợp với chủ trương phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực của tỉnh với quy định của Luật Quy hoạch.  Tập trung triển khai nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi (Sâm Ngọc linh và các loại dược liệu, cao su, cà phê, sắn, rau, hoa xứ lạnh, cá nước ngọt,…) có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

3. Về thị trường: Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ  doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia các hội nghị, hội chợ triễn lãm để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh (các sản phẩm rau, hoa, sản phẩm chế biến từ cà phê, Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm,…). Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ để quảng bá, xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

4. Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng: Rà soát, điều chỉnh các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân khi tham gia thực hiện các chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020, dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh,…  Kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân để tham gia đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình  khoa học và công nghệ cấp quốc gia, của tỉnh.  Kịp thời phối hợp với các sở, ngành tham gia thẩm định hoặc cho ý kiến về công nghệ các dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực của tỉnh khi có yêu cầu.

5. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, xây dựng các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực: Tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi chủ lực, nhất là các loại cây dược liệu, cà phê, cao su, rau hoa, giống cỏ phục vụ trong chăn nuôi, cá nước ngọt,... phù hợp với các vùng sinh thái để nâng cao năng suất, chất lượng gắn với quy trình sản xuất tiên tiến ứng dụng công nghệ cao. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ sạch, cơ giới hóa, tự động hóa một số khâu trong sản xuất…. Trong đó tập trung ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, chọn tạo giống cây trồng; sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng trong trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh hại, xử lý môi trường,…; ứng dụng công nghệ cơ giới hóa, tự động hóa một số khâu trong sản xuất như: làm đất, gieo hạt, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, tưới nước,…trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đối với các sản phẩm như: rau, hoa, cà phê, Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm và các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,...

6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai có hiệu quả quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, trong đó tập trung phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các tổ chức khoa học và công nghệ công lập của tỉnh để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh. 

7. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác: Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai các chương trình hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh; Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng,…; Viện Nghiên cứu hồng sâm Jinan và Hiệp hội nông nghiệp quận Jinan, tỉnh Jeonlabuk, Hàn Quốc về hợp tác nghiên cứu, phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum để hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả nghiên cứu và thương mại hóa các kỹ thuật, công nghệ đã nghiên cứu thành công phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

8. Thu hút vốn đầu tư:Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất theo quy định tại Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17-10-2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp tỉnh để đa dạng hóa, thu hút nguồn đầu tư trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

9. Phát triển kinh tế tư nhân:Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trong các doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ như: giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc sở hữu nhà nước;  hỗ trợ các dịch vụ tư vấn, đào tạo từ các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp của Nhà nước, các chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất,… Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn từ nguồn kinh phí Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ để đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất.

Trong từng nhiệm vụ, giải pháp đều phân công 1 đồng chí lãnh đạo Sở chỉ đạo và 1 phòng/đơn vị thực hiện hoặc chủ trì, phối hợp thực hiện nhằm thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả./.

Hồng Vân

Số lượt xem:949

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum



de tai khoa hoc cap tinh








Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


218694 Tổng số người truy cập: 1240 Số người online:
TNC Phát triển: