banner
Thứ 2, ngày 23 tháng 12 năm 2024
Những điều cần biết về Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 14000 và mức hỗ trợ doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 14000
9-8-2021

Hiện nay, nhiều tổ chức, doanh nghiệp khi khởi sự kinh doanh luôn quan tâm xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 bởi lẽ việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 giúp tổ chức, doanh nghiệp mình đạt được rất nhiều lợi ích như:

- Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.

- Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường.

- Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan; tăng cường sức khỏe nhân viên, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt.

- Cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khi áp dụng Hệ thống quản lý Môi trường ISO 14000, các tổ chức, doanh nghiệp cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án.

Thành lập ban chỉ đạo dự án – Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường (EMR)

Trang bị cho Ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001 (ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO 14000), mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001

Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường (IER)

Lập kế hoạch hành động

Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty

Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan

Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường

Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường

Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo

Xây dựng chương trình quản lý môi trường.

Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống

Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản- Xem xét và cung cấp đầu vào cho những quy trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường

Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường

Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường

Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả

Sử dụng các kỹ thuật Năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường

Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thực hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các quy trình và Sổ tay quản lý môi trường

Bước 4: Đánh giá và Xem xét

Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Công ty

Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo

Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000

Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục

Bước 5: Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống

Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống

Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận

Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức

Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp

Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận

Bước 6: Duy trì chứng chỉ

Thực hiện đánh giá nội bộ

Thực hiện các hành động khắc phục.

Thực hiện đánh giá giám sát.

Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo.

Không ngừng cải tiến.

Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum đang triển khai thực hiện Chương trình "hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025", trong đó có nội dung hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các Hệ thống quản lý chất lượng (như ISO 14000, ISO 22000, ISO 9001,…) với mức hỗ trợ tối đa là 45 triệu đồng/hệ thống.

 

Các doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum nếu có nhu cầu hỗ trợ xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng, đề nghị liên hệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum (qua Phòng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà B, Khu Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum (Phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Điện thoại: 02603.862.518.

Hồng Vân

Số lượt xem:2052

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum















Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


622459 Tổng số người truy cập: 2575 Số người online:
TNC Phát triển: