banner
Chủ nhật, ngày 12 tháng 1 năm 2025
Tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới và kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm lây lan diện rộng
20-1-2021

Triển khai thực hiện các công điện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Văn bản số 167/UBND-NNTN, ngày 18/01/2021 yêu cầu các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm và kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam. Trong đó, tập trung thực hiện một số nội dung sau:

 

Về công tác phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm

 

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm theo quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

 

Đối với địa phương có ổ dịch Cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

 

Rà soát, tổ chức tiêm vắc xin Cúm gia cầm phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng.

 

Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất; tổ chức tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, sát trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh.

 

Tổ chức triển khai chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh Cúm gia cầm để kịp thời cảnh báo, xử lý, tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, dương tính với vi rút Cúm gia cầm chủng A/H5N1 và A/H5N6.

 

Đề nghị Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (Sở Công Thương là cơ quan thường trực): Chỉ đạo quyết liệt nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.

 

Về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới

 

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh; bảo đảm chấm dứt ngay tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản phẩm từ lợn ra, vào Việt Nam tại các đường mòn, lối mở,… với các nước.

 

Trường hợp bắt được các lô hàng lợn, sản phẩm từ lợn vận chuyển ra, vào Việt Nam bất hợp pháp thì phải xử lý, tiêu hủy theo quy định.

 

Đề nghị Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (Sở Công Thương là cơ quan thường trực): Phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương đóng tại địa phương và cơ quan thú y địa phương.

 

Đề nghị Cục quản lý thị trường tỉnh Kon Tum tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Việt Nam.

 

Đề nghị Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Nắm tình hình, theo dõi chặt chẽ, lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn trái phép ra, vào khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh./.

hbnguyet

Số lượt xem:460

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum















Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


654625 Tổng số người truy cập: 1389 Số người online:
TNC Phát triển: