banner
Thứ 7, ngày 4 tháng 5 năm 2024
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤT LƯỢNG VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU, MUA BÁN VÀNG TRANG SỨC, MỸ NGHỆ
21-7-2022

Hiện nay, giá vàng trong nước đang tăng cao dễ dẫn đến tình trạng các tổ chức sản xuất, kinh doanh vàng gian lận về đo lường và chất lượng để trục lợi. Nhằm cảnh báo các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh tránh các hành vi vi phạm, bài viết sau đây sẽ giới thiệu các quy định của pháp luật về chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ và xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

 

Theo Thông tư 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường (Sau đây viết tắt là Thông tư 22/2013/TT-BKHCN):

 

Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng vàng từ 8 Kara (tương đương 33,3%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.

 

Yêu cầu chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ (Điều 6 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN)

 

1. Chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ được phân hạng theo độ tinh khiết của vàng tương ứng với hàm lượng vàng được quy định trong Bảng 3.

 

Bảng 3

Kara (K)

Độ tinh khiết, ‰

không nhỏ hơn

Hàm lượng vàng, %

không nhỏ hơn

24K

999

99,9

23K

958

95,8

22K

916

91,6

21K

875

87,5

20K

833

83,3

19K

791

79,1

18K

750

75,0

17K

708

70,8

16K

667

66,6

15K

625

62,5

14K

585

58,3

13K

541

54,1

12K

500

50,0

11K

458

45,8

10K

416

41,6

9K

375

37,5

8K

333

33,3

 

2. Khi thực hiện phân hạng theo Kara, vàng trang sức, mỹ nghệ được phân hạng theo hạng thấp hơn liền kề với giá trị Kara thực tế xác định theo phân hạng danh định tại Bảng 3 (ví dụ vàng trang sức 21,5K thì xếp vào loại vàng 21K). Trường hợp phân hạng theo độ tinh khiết hoặc hàm lượng vàng thì công bố đúng giá trị thực tế (ví dụ vàng trang sức có hàm lượng vàng được xác định là 78,0% thì công bố là 78,0% hoặc 780).

 

3. Vật liệu hàn bằng hợp kim vàng nếu có sử dụng, phải có độ tinh khiết tối thiểu tương đương với hạng được công bố của sản phẩm vàng trang sức. Khi sử dụng vật liệu hàn không phải là hợp kim vàng hoặc thay thế bằng keo dán, phải được công bố rõ bao gồm cả lượng vật liệu sử dụng để gắn kết nếu làm ảnh hưởng đến khối lượng của sản phẩm lớn hơn sai số lớn nhất cho phép theo quy định tại Bảng 2 Điều 4 Thông tư này.

 

4. Vàng trang sức, mỹ nghệ có nhiều hơn một bộ phận chính (ngoại trừ vật liệu hàn và các bộ phận phụ như: chốt, ốc vít… nếu có) là hợp kim vàng với giá trị phân hạng khác nhau theo quy định tại Bảng 3 Điều này sẽ được phân hạng theo thành phần có phân hạng thấp nhất.

 

5. Vàng trang sức, mỹ nghệ được phép sử dụng kim loại nền bằng hợp kim khác với hợp kim vàng để tăng cường độ bền cơ lý mà hợp kim vàng không đáp ứng được.

 

Kim loại nền phải được xử lý bề mặt sao cho không gây nhầm lẫn về ngoại quan với thành phần là hợp kim vàng. Việc sử dụng kim loại nền khác với hợp kim vàng phải được nêu rõ trong công bố về thành phần của sản phẩm.

 

6. Sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ nếu có sử dụng vật liệu phủ bằng kim loại (khác với vàng) hay phi kim loại với mục đích trang trí, lớp phủ phải đủ mỏng để không ảnh hưởng đến khối lượng của vật phẩm. Nếu khối lượng lớp phủ lớn hơn sai số lớn nhất cho phép về khối lượng theo quy định tại Bảng 2 Điều 4 Thông tư này thì phải được nêu cụ thể trong công bố về thành phần và chất lượng của sản phẩm.

 

7. Sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ nếu có sử dụng vật liệu nhồi hoặc làm đầy chỗ trống phải được công bố cụ thể và công bố rõ sản phẩm không được làm toàn bộ từ hợp kim vàng.

 

8. Tất cả các thành phần của vàng trang sức, mỹ nghệ (bao gồm cả kim loại nền, vật liệu phủ, vật liệu hàn, vật liệu gắn kết…) không được chứa các thành phần độc hại hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng vượt quá ngưỡng cho phép theo các quy định hiện hành có liên quan.

 

9. Hàm lượng vàng trong sản phẩm (hoặc trong thành phần có chứa vàng) của vàng trang sức, mỹ nghệ không được thấp hơn giá trị hàm lượng đã công bố. Giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

 

10. Vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

 

Công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ (Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN)

 

1. Tiêu chuẩn công bố áp dụng là tập hợp các thông số kỹ thuật và thông tin bắt buộc theo quy định tại Thông tư này hoặc nội dung cần thiết khác về sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ tự công bố (dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn cơ sở).

 

2. Tiêu chuẩn công bố phải bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

 

a) Thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất, phân phối:

 

- Tên hàng hóa (ví dụ: lắc đeo tay, dây chuyền, nhẫn vàng, nhẫn đính kim cương…);

 

- Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, hoặc nhà phân phối đại diện cho thương hiệu của sản phẩm;

 

- Nhãn hiệu hàng hóa, mã ký hiệu sản phẩm;

 

- Số Giấy đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu... (nếu có);

 

b) Yêu cầu kỹ thuật:

 

- Khối lượng vàng hoặc thành phần hợp kim có chứa vàng của sản phẩm và khối lượng của vật gắn trên vàng trang sức, mỹ nghệ (ví dụ: kim cương, saphia, ruby...);

 

- Hàm lượng vàng (tuổi vàng) (ví dụ 999 hoặc 99,9% hoặc 24K) trong thành phần của sản phẩm (hoặc trong phần hợp kim chủ yếu của sản phẩm nếu có nhiều hơn một thành phần);

 

- Các mô tả đặc điểm riêng của vàng trang sức, mỹ nghệ:

 

+ Kiểu dáng, kích cỡ;

 

+ Vật liệu gắn trên vàng (ví dụ: đá quý);

 

+ Sản phẩm là vàng nguyên khối, đồng nhất;

 

+ Sản phẩm là kim loại nền khác được bọc hoặc mạ vàng kèm theo thông tin về kim loại nền;

 

+ Vật liệu hàn, vật liệu kết dính...(nếu có sử dụng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này);

 

+ Sản phẩm có phần đúc rỗng không nhồi, làm đầy hoặc được nhồi, làm đầy bằng vật liệu khác kèm theo thông tin về vật liệu nhồi, làm đầy;

 

+ Sản phẩm vàng có nhiều thành phần khác nhau và thông tin cụ thể;

 

+ Phương pháp (đúc, thủ công, tự động).

 

- Cam kết về việc không sử dụng các chất độc hại cho sức khỏe của người sử dụng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ phù hợp với các quy định hiện hành có liên quan.

 

c) Ghi ký hiệu đối với vàng trang sức, mỹ nghệ:

 

- Ký hiệu “G.P” nếu sản phẩm là vàng bọc, phủ, mạ trên kim loại nền khác;

 

- Ký hiệu “G.F” nếu sản phẩm được nhồi hay làm đầy chỗ trống bằng vật liệu khác và không phải toàn bộ vật phẩm được sản xuất từ vàng hay hợp kim vàng với cùng phân hạng độ tinh khiết;

 

- Ký hiệu “C” nếu sản phẩm có lớp phủ mỏng bằng vật liệu phi kim loại và trong suốt;

 

- Ký hiệu “P” nếu có lớp phủ mỏng bằng kim loại hay hợp kim khác không chứa vàng;

 

- Nếu sản phẩm là vàng được phủ trên nền hợp kim khác hoặc vật liệu khác bằng các phương pháp khác nhau (phủ, dán, cuốn, bọc, mạ...) với tổng lượng vàng (tính theo vàng nguyên chất) từ 1/40 khối lượng của vật phẩm trở lên, cần phải ghi thêm tỷ lệ của lượng vàng so với tổng khối lượng của vật phẩm kèm theo các ký hiệu G.P hoặc G.F nêu trên (ví dụ: 1/40 G.P 24K, 1/20 G.F 18K...).

 

d) Thông tin khác (nếu có để làm rõ về sản phẩm hoặc để tránh gây hiểu nhầm).

 

3. Việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ do tổ chức, cá nhân tự thực hiện theo một trong các cách sau đây:

 

a) Trên bảng niêm yết giá vàng trang sức, mỹ nghệ;

 

b) Trên bao bì của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ;

 

c) Trên nhãn hàng hóa của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ;

 

d) Trên tài liệu kèm theo sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.

 

4. Ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ:

 

a) Yêu cầu chung:

 

- Việc ghi nhãn vàng trang sức, mỹ nghệ phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Vị trí nhãn vàng trang sức, mỹ nghệ được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP;

 

- Nhãn vàng trang sức, mỹ nghệ được thể hiện trực tiếp trên sản phẩm bằng cách khắc cơ học, khắc la-de, đục chìm, đúc chìm, đúc nổi hoặc bằng phương pháp thích hợp (nếu kích thước và cấu trúc sản phẩm đủ để thực hiện) hoặc thể hiện trên tài liệu đính kèm sản phẩm;

 

- Độ tinh khiết hay hàm lượng vàng theo phân hạng quy định tại Điều 6 Thông tư này phải được ghi rõ tại vị trí dễ thấy trên sản phẩm bằng số Ả Rập chỉ số phần vàng trên một nghìn (1000) phần khối lượng của sản phẩm (ví dụ: 999 hoặc 916...) hoặc bằng số Ả Rập thể hiện chỉ số Kara kèm theo chữ cái K (ví dụ: 24K hoặc 22K...) tương ứng với phân hạng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

 

Trường hợp sản phẩm có kích thước không thể thể hiện trực tiếp được thì hàm lượng vàng công bố phải được ghi trên nhãn đính kèm.Trường hợp sản phẩm có từ hai thành phần trở lên với hàm lượng vàng khác nhau, có thể nhận biết sự khác nhau qua ngoại quan thì việc ghi hàm lượng vàng được thể hiện trên phần có hàm lượng vàng thấp hơn;

 

- Đối với vàng trang sức, mỹ nghệ nhập khẩu, ngoài nhãn gốc ghi bằng tiếng nước ngoài, phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt thể hiện các thông tin ghi nhãn theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và xuất xứ hàng hóa.

 

b) Nội dung ghi nhãn:

 

- Nhãn in đính kèm với sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ phải bao gồm các nội dung sau:

 

+ Tên hàng hóa (ví dụ: lắc đeo tay, dây chuyền, nhẫn vàng, nhẫn đính kim cương…);

 

+ Tên, mã ký hiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất (ví dụ: PAJ, SJC, DOJ...);

 

+ Hàm lượng vàng (tuổi vàng) được thể hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này (ví dụ: 999 hoặc 99,9% hoặc 24K);

 

+ Khối lượng vàng và khối lượng của vật gắn trên vàng trang sức, mỹ nghệ (ví dụ: kim cương, saphia, ruby...);

 

+ Ký hiệu của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

 

- Cách thức ghi nhãn trực tiếp trên vàng trang sức, mỹ nghệ (nếu kích thước sản phẩm phù hợp):

 

+ Mã ký hiệu sản phẩm (ví dụ: PAJ, SJC, DOJ...);

 

+ Hàm lượng vàng (tuổi vàng) được thể hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này (ví dụ: 999 hoặc 99,9% hoặc 24K);

 

+ Ký hiệu của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

 

Xử lý vi phạm (Điều 12 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN)

 

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và tổ chức, cá nhân kinh doanh mua, bán vàng miếng vi phạm các quy định tại Thông tư này bị xử lý vi phạm về chất lượng và đo lường theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm hành chính sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hồng Vân

Số lượt xem:4175

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum

de tai khoa hoc cap tinh







Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


67176 Tổng số người truy cập: 1557 Số người online:
TNC Phát triển: