banner
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024
Một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
28-4-2022

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí (Sau đây viết tắt là Nghị định số 17).

 

 

Theo đó, Nghị định số 17 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí như sau:

 

1. Bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 3 Điều 4 như sau:

 

“g) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khi bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép.”.

 

2. Bổ sung Điều 4a và Điều 4b vào sau Điều 4 như sau:

 

“Điều 4a. Vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm nhiều lần

 

1. Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

 

2. Xử phạt đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần:

 

a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì vi phạm nhiều lần được áp dụng là tình tiết tăng nặng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

 

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính được Nghị định này quy định xử phạt theo giá trị, số lượng, khối lượng hoặc loại tang vật, phương tiện vi phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm.

 

Điều 4b. Thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính

 

1. Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

 

2. Biên bản, tài liệu, văn bản hoặc giấy tờ liên quan khác ghi nhận việc thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả phải có trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 57 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

 

3. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện và được xác định như sau:

 

a) Số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do cá nhân, tổ chức vi phạm cung cấp; trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền cá nhân, tổ chức thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó;

 

b) Số lợi bất hợp pháp thu được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng; trường hợp giấy tờ có giá đã bị tẩu tán, tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tẩu tán, tiêu hủy;

 

c) Số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính là các tài sản khác theo quy định của Bộ luật Dân sự.

 

Trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.

 

Trường hợp vật, tài sản khác là hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ thì số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.”.

 

3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 20 như sau:

 

a) Bãi bỏ điểm a khoản 6;

 

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:

 

“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

 

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.”.

 

4. Bãi bỏ khoản 5 Điều 21.

 

5. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 3 Điều 24 như sau:

 

“c) Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu không đủ điều kiện theo quy định.”.

 

6. Bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 36 như sau:

 

a) Bãi bỏ điểm a khoản 5;

 

b) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 6 như sau:

 

“d) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.”.

 

7. Bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 38 như sau:

 

a) Bãi bỏ điểm a khoản 5;

 

b) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 6 như sau:

 

“c) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”.

 

8. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 39 như sau:

 

a) Bãi bỏ điểm a khoản 3;

 

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

 

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

 

b) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”.

 

9. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 40 như sau:

 

a) Bãi bỏ điểm a khoản 5;

 

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:

 

“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này;

 

b) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”.

 

10. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 42 như sau:

 

a) Bãi bỏ điểm a khoản 4;

 

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

 

“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 và khoản 3 Điều này;

 

b) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”.

 

11. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản của Điều 43 như sau:

 

a) Sửa đổi điểm a khoản 3 như sau:

 

“a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;”;

 

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

 

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều này;

 

b) Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh khi bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.”.

 

12. Bãi bỏ điểm b khoản 5 Điều 44, điểm b khoản 4 Điều 45, điểm b khoản 4 Điều 46, điểm a khoản 5 Điều 52, điểm b khoản 4 Điều 53.

 

Ngoài ra, Nghị định số 17 cũng đã sửa đổi thẩm quyền xử phạt của các chủ thể và phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Quản lý thị trường và Thanh tra.

 

Điều khoản chuyển tiếp của Nghị định số 17

 

Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt vi phạm hành chính nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

 

Nghị định số 17 có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.

Hồng Vân

Số lượt xem:2591

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum

de tai khoa hoc cap tinh







Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


67610 Tổng số người truy cập: 2284 Số người online:
TNC Phát triển: