banner
Thứ 3, ngày 7 tháng 5 năm 2024
Hội nghị Khoa học cấp vùng về Trao đổi ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp và cây dược liệu
12-4-2024
Dựa trên Bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành Phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2025, đã ký kết ngày 29/12/2022 tại tỉnh Lâm Đồng và Kế hoạch số 4042/KH-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về triển khai Bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Kon Tum giai đoạn 2023- 2025. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum phối hợp cùng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị: “Trao đổi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, quy trình nuôi trồng, nhân giống, chế biến bảo quản đối với các loại cây trồng (cây dược liệu, cây ăn quả, cây lương thực); nấm dược liệu và nấm ăn các tỉnh vùng Tây Nguyên” vào ngày 11 tháng 4 năm 2024 với hơn 100 đại biểu đến từ các tỉnh Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, các Viện - trường Đại học và các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
 
Đ/c Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Kon Tum phát biểu chỉ đạo
 
Sau 1 buổi làm việc, Hội nghị đã thông qua các báo cáo tham luận về kết quả đạt được trong xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dược liệu và định hướng đến năm 2025; Kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học; phát triển dược liệu, cây ăn quả, cây lương thực và định hướng nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, dược liệu trong thời gian đến và một số tham luận của các nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tại Hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả triển khai hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghệ sinh học phục vụ trong việc chọn tạo giống cây trồng; quy trình sản xuất và bảo quản, chế biến các loại cây cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lương thực; nấm dược liệu và nấm ăn của các tỉnh vùng Tây Nguyên.  Các ý kiến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, qua đó đã đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của các tỉnh vùng Tây Nguyên trong thời gian đến.

Quảng cảnh Hội nghị

Hội nghị có ý nghĩa quan trọng giúp cho các tỉnh vùng Tây Nguyên có những giải pháp thiết thực để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp và dược liệu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Tây Nguyên trong thời gian đến. Đồng thời, thông qua Hội nghị lần này sẽ thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và tạo mối liên kết, hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, Viện nghiên cứu, Trường Đại học giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên.
Gian hang trưng bày các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh vùng Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh
 
Một số vấn đề đặt ra cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và hợp tác KH&CN phát triển Nông nghiệp ứng dụng CNC, CNSH, đẩy mạnh hoạt đọng sản xuất, chế biến nông lâm sản, dược liệu trong thời gian tới đó là:

1. Nghiên cứu tuyển chọn và nhân nhanh các giống cây trồng (dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp), vật nuôi, giống thủy sản nước ngọt có giá trị cao, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng của tỉnh và thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

2. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, như: Công nghệ cảm biến, điều khiển từ xa, tự động, bán tự động; chuỗi khối Blockchain; IoT, Big data, trí tuệ nhân tạo; ứng dụng công nghệ AI, các phần mềm phân tích các dữ liệu,..

3. Chuyển giao ứng dụng sản xuất các sản phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Chuyển giao cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng một số công nghệ cốt lõi, có thể đi tắt đón đầu cũng như có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) vào hoạt động sản xuất, thương mại.

5. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sơ chế, bảo quản và chế biến sâu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và dược liệu của tỉnh có tiềm năng xuất khẩu và lợi thế cạnh tranh cao, ưu tiên triển khai ứng dụng trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng mã số, mã vạch và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, công cụ quản lý tiên tiến góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của tỉnh.

7. Đào tạo tập huấn trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
 
Vân Thanh
Số lượt xem:91

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Công báo tỉnh Kon Tum

de tai khoa hoc cap tinh







Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ KH&CN – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Huỳnh Trung Kim - P. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Tầng 4 - Tòa nhà B Trung tâm Hành chính công tỉnh Kon Tum - Tổ 8, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điện thoại: 0260.3862518 - Email: skhcn@kontum.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang


69850 Tổng số người truy cập: 997 Số người online:
TNC Phát triển: